Thực tiễn công tác tham mưu cho đại biểu Quốc hội tham dự kỳ họp Quốc hội

- Thứ Bảy, 20/08/2022, 15:15 - Chia sẻ

Tham luận của TỈNH ỦY VIÊN, TỔNG THƯ KÝ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BORIKHAMXAY SA MÚT PHÔNG VI CHÍT tại Hội thảo và Giao lưu công tác lần thứ 11 giữa Văn phòng Quốc hội Việt Nam và Ban Thư ký Quốc hội Lào

Chủ động, sẵn sàng cung cấp thông tin

Căn cứ Nghị quyết Ủy ban Thường vụ Quốc hội số 162/UBTV, ngày 2.7.2021 về việc tổ chức và hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Borikhamxay là một trong những tổ chức của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có vai trò tham mưu cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong công tác phối hợp với HĐND tỉnh, chính quyền địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại địa phương mình phụ trách và có thời hạn nhiệm kỳ bằng thời hạn nhiệm kỳ của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa đó.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Borikhamxay có 7 đại biểu Quốc hội, có 2 đại biểu nữ, trong đó ở cấp Trung ương có 2 đại biểu, thường trực tại địa phương có 5 đại biểu, kiêm chức HĐND tỉnh...

Công tác tham mưu cho đại biểu Quốc hội tham dự kỳ họp Quốc hội thực hiện theo Luật Tổ chức HĐND tỉnh số 65/QH, ngày 10.12.2015 và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ HĐND tỉnh về việc tổ chức và hoạt động của Ban thư ký HĐND tỉnh.

Sau khi nhận được Nghị quyết hoặc văn bản hướng dẫn về việc tổ chức kỳ họp thường lệ của Quốc hội, trước khi tham dự Kỳ họp, Ban Thư ký HĐND tỉnh với tư cách tham mưu cho Đoàn đại biểu Quốc hội tại địa bàn tỉnh đã chủ động chuẩn bị sẵn sàng và toàn diện, nhất là về việc cung cấp dữ liệu - thông tin liên quan đến vấn đề nổi bật của tỉnh như: kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch ngân sách, tổng hợp các ý kiến đề xuất của người dân đã đề xuất qua đại biểu Quốc hội trong thời gian tiếp xúc cử tri, chủ động xây dựng kế hoạch, giám sát thanh tra việc tổ chức thực hiện Hiến pháp và pháp luật, nhất là các dự án đầu tư công - vấn đề nổi bật hết sức quan trọng và gây tác động đối với cuộc sống sinh hoạt của nhân dân.

Sau khi có kế hoạch cụ thể tổ chức kỳ họp và chương trình kỳ họp, Ban Thư ký HĐND tỉnh sẽ chủ động báo cáo Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội để tổ chức cuộc hợp với Chính quyền địa phương, cuộc họp nội bộ của Đoàn đại biểu Quốc hội để bàn bạc, thống nhất về việc phân công nhiệm vụ cho từng đại biểu để chuẩn bị phát biểu ý kiến trong các nội dung liên quan. Thời gian vừa qua đã thống nhất như sau: Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội hoặc Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thay mặt Đoàn đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến chung về lĩnh vực liên quan của địa phương, xem xét và biểu quyết thông qua việc tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các đại biểu khác cũng có thể có ý kiến tùy theo chuyên môn và bài học kinh nghiệm của từng đại biểu.

Thực tiễn công tác tham mưu cho đại biểu Quốc hội tham dự kỳ họp Quốc hội
Tỉnh ủy viên, Tổng Thư ký Hội đồng Nhân dân tỉnh Borikhamxay Sa Mút Phông Vi Chít phát biểu tại Hội thảo trao đổi kinh nghiệm giữa Văn phòng Quốc hội Việt Nam và Ban Thư ký Quốc hội Lào lần thứ 11. Ảnh: Minh Thành

Đối với nội dung chương trình xem xét và biểu quyết thông qua các dự thảo pháp luật, Đoàn đại biểu Quốc hội phân công rõ cho từng đại biểu để nghiên cứu và chuẩn bị góp ý kiến từ đầu để đảm bảo tính phù hợp của pháp luật và có thể áp dụng trong thời gian lâu dài.

Trong suốt thời gian tổ chức kỳ họp Quốc hội, Ban Thư ký HĐND tỉnh đều được tháp tùng và theo dõi để tham mưu toàn diện, nhất là việc chuẩn bị các bài phát biểu ý kiến, phối hợp với ban tổ chức, theo dõi việc đăng ký phát biểu, tạo điều kiện thuận lợi về mặt hành chính và làm trung tâm phối hợp với HĐND tỉnh, các sở liên quan để xin dữ liệu - thông tin theo ý kiến chỉ đạo và yêu cầu của Đoàn đại biểu Quốc hội, đồng thời phối kết hợp về lễ tân, theo dõi tình hình sức khỏe của các đại biểu Quốc hội trong suốt thời gian kỳ họp.

Tăng cường phối hợp giữa Ban Thư ký Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh

Việc phối hợp giữa Ban Thư ký Quốc hội và Ban Thư ký HĐND tỉnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các bộ máy tổ chức của Quốc hội. 

Ban Thư ký Quốc hội phối hợp với Ban Thư ký HĐND tỉnh theo vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn đảm bảo tốt công tác tham mưu về mọi lĩnh vực trong phạm vi trách nhiệm của mình một cách hiệu quả, nhanh chóng, chặt chẽ và kịp thời. 

Đoàn đại biểu Quốc hội hoạt động dưới chế độ cuộc họp có kế hoạch phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng đại biểu Quốc hội bằng cách triển khai kế hoạch của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và bộ máy tổ chức Quốc hội thành kế hoạch hoạt động, chương trình hoạt động và phấn đấu thực hiện thành công, có sự giám sát thanh tra, tổng kết, đúc rút bài học kinh nghiệm và thực hiện chế độ báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo cấp trên và phối hợp với các bộ phận liên quan với hình thức phối hợp trực tiếp và toàn diện.

Thực hiện công tác phối hợp với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Thư ký Quốc hội bằng cách đề nghị và xin ý kiến chỉ đạo để đảm bảo các hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội, phối hợp với các Ủy ban trong việc thực hiện vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội theo pháp luật quy định.

Phối hợp trong hoạt động đối ngoại theo quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Phối hợp với Ủy ban Công tác đại biểu Quốc hội, việc chuẩn bị cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND tỉnh.

Phối hợp lấy ý kiến trong việc xây dựng, sửa đổi pháp luật; xây dựng và sửa đổi văn bản dưới pháp luật, việc quyết định vấn đề quan trọng cơ bản của đất nước, việc giám sát, thanh tra theo pháp luật quy định; việc tổ chức thực hiện Hiến pháp, pháp luật, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch ngân sách quốc gia ở địa phương.

Phối hợp trong công tác cơ cấu bộ máy tổ chức và nhân sự của HĐND tỉnh, việc bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho đại biểu Quốc hội và tham mưu giúp việc, nâng cao trình độ và bồi dưỡng kiến thức cho đại biểu HĐND tỉnh và cán bộ viện chức của HĐND tỉnh.

Phối hợp với Ban Thư ký Quốc hội trong quản lý – sử dụng ngân sách theo sự phân chia của Quốc hội, phối hợp về việc tham dự kỳ họp Quốc hội, hội thảo, tập huấn, cung cấp dữ liệu - thông tin và các hoạt động của đại biểu quốc hội ở Trung ương đi hoạt động tại các địa phương.

Phối hợp công tác chuẩn bị và xây dựng kế hoạch tiếp xúc cử tri để thông báo kết quả kỳ họp Quốc hội và HĐND tỉnh và các công việc liên quan khác.

Thanh Chi ghi
#