Nghiên cứu sửa đổi cơ chế tổ chức kỳ họp kết hợp hình thức trực tiếp và trực tuyến trong đại dịch Covid-19

- Thứ Bảy, 20/08/2022, 12:03 - Chia sẻ

Tham luận của VỤ PHÓ VỤ THƯ KÝ, BAN THƯ KÝ QUỐC HỘI LÀO SÚ LÁ SẮC SÚ VĂN NÁ VÔNG tại Hội thảo và Giao lưu công tác lần thứ 11 giữa Văn phòng Quốc hội Việt Nam và Ban Thư ký Quốc hội Lào.

Theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội Lào, Kỳ họp Quốc hội Lào gồm 3 hình thức: Kỳ họp lần thứ nhất; Kỳ họp bất thường và Kỳ họp thường lệ (tổ chức một năm hai lần). Căn cứ Luật Tổ chức Quốc hội và các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Lào, pháp luật và văn bản dưới pháp luật đã quy định rõ trách nhiệm trực tiếp của Ban Thư ký Quốc hội.

Theo đó, về công tác chuẩn bị và tiến hành kỳ họp Quốc hội, Ban Thư ký Quốc hội  có nhiệm vụ:

Nghiên cứu các nội dung của Luât Tổ chức Quốc hội để quy định chuyên đề và nội dung vào kế hoạch; nghiên cứu thời gian tổ chức kỳ họp; soạn thảo các văn bản liên quan; phối kết hợp với các Ủy ban và các bộ phận liên quan để thống nhất về nội dung và các vấn đề khác để trình xin ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; thông báo nội dung chi tiết của kỳ họp cho các Bộ, cơ quan ngang bộ, thành phần liên quan để chuẩn bị các nội dung một cách chất lượng và kịp thời.

Phối kết hợp với các Ủy ban trong việc nghiên cứu – tổng hợp các nội dung chất vấn có liên quan đến vấn đề nóng hổi, nhạy cảm hoặc các vấn đề cần thiết khác để báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ra thông báo về nội dung chất vấn gửi Chính phủ để chuẩn bị các nội dung giải đáp và trả lời chất vấn để trình và xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo cấp trên và gửi văn bản giải trình – trả lời chất vấn cho Quốc hội.

Nghiên cứu sửa đổi cơ chế tổ chức kỳ họp kết hợp hình thức trực tiếp và trực tuyến trong đại dịch Covid-19 -0
Vụ Phó Vụ Thư ký, Ban Thư ký Quốc hội Lào Sú Lá Sắc Sú Văn Ná Vông phát biểu tại Hội thảo trao đổi kinh nghiệm giữa Văn phòng Quốc hội Việt Nam và Ban Thư ký Quốc hội Lào lần thứ 11. Ảnh: Minh Thành

Phối kết hợp với các Ủy ban trong việc xây dựng báo cáo tổng kết hoạt động công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong thời gian không tổ chức kỳ họp, báo cáo công tác năm và kế hoạch năm để báo cáo tại kỳ họp của Quốc hội; chuẩn bị các văn bản, tài liệu quan trọng như Phát biểu khai - bế mạc kỳ họp, nghị quyết tổ chức kỳ họp, nghị quyết thành lập tiểu ban thư ký, kế hoạch phân công nhiệm vụ của các bộ phận liên quan, dự thảo chương trình - kế hoạch điều hành, ghi chép tổng hợp nội dung kỳ họp, báo cáo truyên bố công tác chuẩn bị và tiến hành kỳ họp, thông báo và các vấn đề khác liên quan.

Phối kết hợp với Chính phủ trong việc gửi các báo cáo, dự thảo văn bản pháp luật cho Quốc hội đúng theo quy định và tạo điều kiện thuận lợi toàn diện cho các đại biểu Quốc hội.

Vấn đề nổi bật trong công tác chuẩn bị và tiến hành kỳ họp gồm: Tập trung nghiên cứu chuẩn bị và đưa các nội dung liên quan của kỳ họp để báo cáo xin ý kiến xem xét của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi đưa vào biểu quyết thông qua tại kỳ họp Quốc hội. Nghiên cứu và quy định phạm vi cho các Bộ, cơ quan liên quan chuẩn bị và giải đáp, trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội về vấn đề nổi bật trong từng giai đoạn. Nghiên cứu sửa đổi cơ chế tổ chức kỳ họp, phối kết hợp cả hình thức họp trực tiếp và trực tuyến trong giai đoạn bùng phát đại dịch Covid-19. Bố trí thời gian riêng cho việc biểu quyết thông qua các luật và các nghị quyết Quốc hội mà trước khi biểu quyết thông qua phải giao lại cho các đơn vị liên quan báo cáo lại về việc điều chỉnh, sửa đổi các nội dung của Dự thảo nghị quyết theo ý kiến của các đại biểu Quốc hội. Nghiên cứu và giao cho Phó Chủ nhiệm Ủy ban, người được bố trí danh sách vào Tiểu ban thư ký kỳ họp lên báo cáo Dự thảo nghị quyết kỳ họp Quốc hội trong phạm vi phụ trách. Nghiên cứu quy định thời gian lên trình bày báo cáo, bài phát biểu, phát biểu ý kiến của đại biểu Quốc hội, trả lời chất vấn của các Bộ, cơ quan liên quan; Quy định tăng thời hạn phát song trực tiếp nhất là phần báo cáo, phát biểu ý kiến và trả lời chất vấn.

Một số vấn đề vướng mắc, khó khăn trong công tác thư ký, tổng hợp phục vụ kỳ họp Quốc hội của Ban Thư ký Quốc hội Lào như: Việc chuẩn bị các nội dung kỳ họp Quốc hội của các đơn vị liên quan nhất là các báo cáo, một số dự thảo luật để gửi cho Quốc hội chưa tiến hành đúng thời hạn quy định. Việc nghiên cứu một số nội dung câu hỏi chất vấn chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc xem xét và đưa các dữ liệu thông tin để xây dựng thành câu hỏi chất vấn gồm cả về quy trình và hình thức chất vấn tại kỳ họp Quốc hội. Về việc cung cấp thông tin chuyên môn cho các đại biểu Quốc hội để chuẩn bị cho phát biểu đối với các nội dung của kỳ họp hiệu quả chất lượng chưa cao. Việc ghi và tổng hợp nội dung kỳ họp Quốc hội đã tổng hợp một cách tóm tắt, phân chia nhiệm vụ cho các thành viên tham mưu để ghi chép và tổng hợp các nội dung trong phạm vi phụ trách còn chậm trễ và hiệu quả chất lượng chưa cao...

Để làm cơ sở thông tin cho công tác nghiên cứu tổng hợp ngày càng có chất lượng cao hơn, Vụ Thư ký, Ban Thư ký Quốc hội Lào đề nghị Văn phòng Quốc hội Việt Nam trao đổi một số vấn đề như sau:

Căn cứ nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Quốc hội Việt Nam về công tác chuẩn bị và tổ chức kỳ họp Quốc hội mỗi lần đã có sự phân công nhiệm vụ như thế nào giữa Ban Thư ký Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban, Ban Công tác đại biểu Quốc hội và các thành phần liên quan, nhất là việc chuẩn bị các nội dung sẽ đưa vào xem xét tại kỳ họp Quốc hội. 

Việc nghiên cứu câu hỏi chất vấn được chia thành bao nhiêu trường hợp (loại), mỗi trường hợp (loại) được quy định quy trình, hình thức tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn như thế nào; nội dung quan trọng của việc giải đáp, trả lời chất vấn đã được quy định cụ thể như thế nào; việc quy định thời hạn giải quyết và có biện pháp giám sát việc giải quyết như thế nào? 

Về việc bố trí nhân sự của Tiểu Ban Thư ký kỳ họp để ghi chép, tổng hợp nội dung kỳ họp và hỗ trợ Đoàn Chủ tịch đã lựa chọn và quy định chức vụ ở cấp nào, có những công việc chi tiết nào cần phải triển khai thực hiện, công tác hỗ trợ Đoàn Chủ tịch bao gồm những gì?

Thanh Chi ghi
#