GLTT "Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp KH-CN vượt qua khó khăn do Covid-19”

- Thứ Sáu, 14/08/2020, 12:48 - Chia sẻ
Đại dịch Covid-19 như “cơn bão đen” đã và đang gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế đất nước nói chung cũng như doanh nghiệp nói riêng, đặc biệt là doanh nghiệp khoa học và công nghệ (KHCN).

Khách mời tham gia giao lưu trực tuyến có:

- Ông Lê Anh Tiến, Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ Chatbot Việt Nam

- Ông Nguyễn Đức Tài, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Lumi Việt Nam

- Bà Nguyễn Thị Hương Liên, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Sao Thái Dương

- Ông Lưu Hải Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Công nghệ mới Nhật Hải

- Ông Trần Xuân Đích, Phó Cục trưởng Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ

Bùi Hoàng Phúc, Hồ Chí Minh – ĐH Luật Hồ Chí Minh: Trước những tác động tiêu cực của dịch bệnh đến việc sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp KHCN đã có những ứng phó như thế nào để thay đổi và thích ứng đối với tình hình hiện nay?

Ông Trần Xuân Đích, Phó Cục trưởng Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ: 
Phó Cục trưởng Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ Trần Xuân Đích giao lưu với độc giả

Bên cạnh những khó khăn do dịch bệnh gây ra, cũng có không ít những cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam có thể nắm bắt tận dụng.

- Một số doanh nghiệp đã nghiên cứu và triển khai nhiều ứng dụng công nghệ để tăng khả năng tiếp cận khách hàng, thay đổi phương thức kinh doanh từ trực tiếp truyền thống sang kinh doanh online, giao hàng và thanh toán tận nhà, duyển dịch cơ cấu sản phẩm trong đó nghiên cứu và sản xuất kinh doanh các mặt hàng thiết yếu có nhu cầu cao, nội địa hóa nguồn cung nguyên vật liệu.

- Một số doanh nghiệp đã nghiên cứu đầu tư dây chuyền sản xuất các thiết bị y tế, các sản phẩm chế phẩm sinh học phục vụ cho công tác phòng, chống dịch.

- Có thể nói dịch Covid là một thách thức cũng là một cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam đổi mới tư duy, đổi mới sáng tạo để thích ứng với môi trường kinh doanh mới.

- Ví dụ một số doanh nghiệp: Cty Sao Thái Dương đã hợp tác với các nhà khoa học để chế tạo thành công hai bộ kit phát hiện virus SARS-CoV-2, Công ty CP Công nghệ mới Nhật Hải đang bắt tay nghiên cứu chế tạo thử nghiệm một số hợp chất nano từ thiên nhiên có khả năng ức chế Sars-CoV-2, ngăn bão hòa Cytokine và giảm khả năng đông máu, hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân mắc Covid-19,…

Nguyễn Quỳnh Trâm, Đà Nẵng: Theo ông, trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, một doanh nghiệp KHCN cần làm gì để “tồn tại”?

Ông Nguyễn Đức Tài, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Lumi Việt Nam: 

- Dịch Covid-19 có thể kéo dài từ năm 2021 sang năm 2022, do vậy, doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn tâm thế "trường kỳ kháng chiến". Giai đoạn này quan trọng nhất là doanh nghiệp sống và tồn tại được. Ban giám đốc của các doanh nghiệp cần ngồi phân tích lại cái thật sự cần thiết, cái có thể cắt bỏ để tinh gọn, giảm chi phí tối đa. Lúc này, sự nhạy bén, trực giác, khả năng xoay sở của người đứng đầu doanh nghiệp rất quan trọng. Tất nhiên, trong nguy cơ cũng xuất hiện nhiều cơ hội, doanh nghiệp cần tận dụng tối đa các cơ hội để "tồn tại".

Vũ Duy Quang Lâm, ĐH Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội: Là một doanh nghiệp KHCN làm việc với nhiều đối tác nước ngoài, bà đánh giá thế nào về thị trường sản phẩm công nghệ trong nước và quốc tế trước tác động từ đại dịch Covid-19 ?

Bà Nguyễn Thị Hương Liên, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Sao Thái Dương: 

Có thể thấy, đại dịch Covid-19 đã có tác động nghiêm trọng, toàn diện đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, gây gián đoạn chuỗi cung ứng và lưu chuyển thương mại, làm đình trệ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, ảnh hưởng mạnh đến tâm lý và đời sống nhân dân, tác động trực tiếp đến các ngành xuất nhập khẩu, du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống, y tế, giáo dục, lao động việc làm, nhiều doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô...

Đặc biệt, các DN gặp rất nhiều khó khăn, nguồn nguyên liệu đầu vào và thị trường đầu ra đều giảm mạnh; chi phí để duy trì hoạt động trở thành gánh nặng trong khi dòng tiền dần thiếu hụt; doanh thu sụt giảm, thậm chí thua lỗ; khả năng cầm cự không thể kéo dài; số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường và tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tăng cao so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, một số lĩnh vực được duy trì và phát triển nhờ lợi thế và sự xoay chuyển linh hoạt có thể thấy rõ như: Các nền tảng làm việc trực tuyến như: Zoom, công nghệ viễn thông, các nền tảng mua sắm trực tuyến Amazon, Alibaba, VN có Lazada, Tiki,...

Trong bối cảnh kinh tế luôn biến động, nhất là trong đại dịch thì nội lực của DN rất quan trọng, cần nhìn trước rủi ro, để có ứng phó phù hợp. DN cần nâng cao kỹ năng quản trị sự thay đổi…

Lê Nhật Nam, Hà Nội: Những đối tượng nào nên sử dụng nền tảng chatbot?

Ông Lê Anh Tiến, Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ Chatbot Việt Nam: 

Nền tảng chatbot có thể ứng dụng cho đa dạng lĩnh vực cũng như đối tượng, từ người bán hàng trực tuyến cá nhân đến doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp lớn. Nền tảng chatbot hiệu quả nhất với những cá nhân/doanh nghiệp muốn đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số, triển khai thương mại điện tử nhằm gia tăng hiệu quả kinh doanh. Đồng thời, nền tảng chatbot cũng có thể ứng dụng với các dự án xã hội, các sự kiện, các tổ chức công.

Phùng Công Tuấn, Hà Nội – Đại học Bách Khoa : Ông có lời khuyên gì cho các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực KHCN tại Việt Nam vào thời điểm hiện nay?

Ông Nguyễn Đức Tài, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Lumi Việt Nam: 

Tôi cho rằng, các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực này cần: tập trung vào mục tiêu ngắn hạn làm ra sản phẩm gì bán được ngay, cắt bỏ những chi phí không cần thiết để tinh gọn hơn.

Tổng giám đốc Công ty cổ phần Lumi Việt Nam Nguyễn Đức Tài​​​​ giao lưu với độc giả

Đối với các doanh nghiệp có ý tưởng lớn muốn trở thành Kỳ lân đang trường vốn sẵn sàng đốt tiền đây là giai đoạn đầu tư sẽ thuận lợi hơn trong việc tuyển dụng nhân sự do nguồn nhân sự lúc này dễ dàng hơn so với giai đoạn trước. Khi thị trường ổn định trở lại, họ sẽ có cơ hội bứt phá rất nhanh vì đã sẵn sàng.

Huỳnh Hải Trường, Hà Nam: Nhiều gói hỗ trợ từ Nhà nước đã được triển khai để giúp đỡ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ứng phó với dịch Covid, ông có thể cho biết, đâu là giải pháp hỗ trợ mang lại hiệu quả cao nhất đối với doanh nghiệp của ông nói riêng và các doanh nghiệp KHCN nói chung?

Ông Lưu Hải Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Công nghệ mới Nhật Hải: 
Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Công nghệ mới Nhật Hải Lưu Hải Minh giao lưu với độc giả

Trong bối cảnh hoạt động kinh doanh, sản xuất chịu nhiều tác động do dịch Covid-19, Nhà nước đã và đang có nhiều chính sách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn như các chính sách về giảm giá điện, thuế, vốn,… Nhưng tôi đánh giá chính sách hỗ trợ hiệu quả nhất cho doanh nghiệp đó là gia hạn nộp thuế, miễn tiền chậm nộp do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 theo Công văn 897/TCT-QLN ngày 3.3.2020 của Tổng cục thuế.

Hải Nam, Thái Bình: Ông có thể cho biết, dịch Covid-19 đã mang đến những thách thức như thế nào đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp KHCN?

Ông Trần Xuân Đích, Phó Cục trưởng Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ: 

Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay đều chịu nhiều tác động tiêu cực do diễn biến dịch Covid19 gây ra và doanh nghiệp KHCN cũng nằm trong số đó nhất là những doanh nghiệp sản xuất thuộc các lĩnh vực như vật liệu, cơ khí, tự động hóa, dịch vụ, cụ thể một số khó khăn chung như:

Thiếu nguyên vật liệu: Những nguyên liệu, vật tư linh kiện trong nước không sản xuất được phải nhập khẩu có khả năng bị gián đoạn, không có đủ nguyên liệu để sản xuất sản phẩm.

Thiếu hụt lao động: Nhân viên, người lao động bị cách ly. Nhiều doanh nghiệp khó khăn khi phụ thuộc vào các chuyên gia, lao động công nghệ cao từ ngước ngoài.

Doanh thu sụt giảm: Hoạt động sản xuất kinh doanh thời điểm này đang chững lại, thậm chí là sụt giảm nghiêm trọng: nguồn thu của doanh nghiệp bị ảnh hưởng, sụt giảm, không có doanh thu, các khoản nợ của doanh nghiệp thu hồi chậm, thậm chí không thu hồi được do các doanh nghiệp, khách hàng đối tác của doanh nghiệp cũng đang bị ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid - 19.

Nguồn tiền chi trả cho các chi phí vận hành doanh nghiệp hạn hẹp: Trong khi nguồn thu bị ảnh hưởng, giảm sút, nhưng doanh nghiệp vẫn phải chi trả tiền thuê mặt bằng, kinh phí duy trì bộ máy, trả lương cho người lao động, bảo hiểm xã hội (BHXH), thuế, phí các loại theo quy định, trả lãi vay ngân hàng, chi phí lưu kho bãi, kinh phí duy trì bộ máy, trả lương chờ việc...

Thị trường trong nước và nước ngoài cùng co hẹp: Việt Nam và nhiều nước trên thế giới đóng cửa một phần hoặc toàn bộ biên giới để ngăn chặn dịch Covid- 19 lây lan, dẫn đến việc doanh nghiệp hoàn toàn dừng lại việc xuất khẩu hàng hóa. Đối với thị trường trong nước, do yêu cầu của công tác phòng chống dịch nên hệ quả là sức mua, sức tiêu thụ của người tiêu dùng giảm mạnh. Khó khăn trên dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp, công ty phải tạm dừng một phần trong dây chuyền sản xuất hoặc kéo giãn tiến độ sản xuất, thậm chí tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh, dừng thực hiện các hợp đồng đã ký với đối tác.

Thanh Thủy, Bắc Kạn: Thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 11.3.2020 về việc đẩy mạnh phòng chống dịch Covid 19 trong tình hình mới, Bộ Khoa học và Công nghệ đã triển khai những hoạt động gì?

Ông Trần Xuân Đích, Phó Cục trưởng Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ: 

Trước tình hình dịch Covid-19 đã và đang diễn ra nghiêm trọng trên thế giới, ngày từ khi dịch mới xảy ra, Trung ương Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác phòng, chống, ứng phó với dịch bệnh, trong đó có một số văn bản liên quan trực tiếp đến hoạt động KHCN, điển hình là Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 11.3.2020 của Thủ tướng Chính phủ (Chỉ thị số 13). Thực hiện Chỉ thị số 13 nêu trên, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tiến hành triển khai một số nhiệm vụ nghiên cứu KHCN liên quan đến công tác phòng, chống dịch Covid-19 như:  Nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm RT-PCR và real-time RT- PCR phát hiện chủng vi rút corona mới 2019 (2019-nCoV); Đánh giá hiệu quả và tính an toàn của việc bổ sung lopinavir/ritonavir phối hợp trong điều trị người bệnh nhiễm vi rút corona mới (2019-nCoV); Nghiên cứu chế tạo hệ thống phát hiện nhanh để sàng lọc chủng vi rút corona mới 2019 (2019-nCoV); Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học và vi rút học bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng vi rút corona mới 2019 (Covid-19) tại Việt Nam; Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống khử trùng mặt ngoài cơ thể tự động; Nghiên cứu chế tạo kháng thể đơn dòng người kháng SARS-CoV-2 ứng dụng trong điều trị Covid-19; Nghiên cứu chế tạo rôbôt và máy thở phục vụ điều tri tại các khu điều trị bênh nhân nhiễm vi rút covid-19; Nghiên cứu công nghệ sản xuất vải bông, pha bông dệt thoi kháng khuẩn, kháng nước từ nguồn nguyên liệu trong nước ở quy mô công nghiệp, ứng dụng sản xuất một số sản phẩm phục vụ y tế và cộng đồng và Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học và vi rút học bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng vi rút corona mới 2019 (Covid-19) tại Việt Nam do Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Viện Paster Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện (nhiệm vụ do Bộ KHCN và Quỹ VINIF thuộc tập đoàn Vingroup đồng tài trợ).

Chúng ta đã đạt được một số kết quả như:

- Đã sản xuất thành công bộ Kit real-time RT-PCR xét nghiệm 2019-nCoV. Bộ Kit đã được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn CE và được Bộ Y tế, Việt Nam cấp phép sử dụng. Bên cạnh đó, Bộ KH&CN đã gửi tặng các nước Hungary, Indonesia và Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào thông qua Đại sứ quán mỗi nước 500 bộ. Đơn vị sản xuất bộ Kit là Công ty Việt Á đã xuất khẩu sang Cộng hòa Séc và có kế hoạch xuất khẩu sang một số quốc gia khác.

- Sản phẩm robot hỗ trợ y tế (Vibot) do Bộ KH&CN đặt hàng Học viện Kỹ thuật Quân sự đã được đưa vào thử nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa Thăng Long, Đông Anh (nơi được quy hoạch để cách ly, điều trị bệnh nhân, đối tượng có nguy cơ lây nhiễm Covis-19). Robot Vibot thực hiện nhiệm vụ tự động vận chuyển thức ăn, thuốc men, nhu yếu phẩm từ ngoài vào các buồng bệnh đồng thời vận chuyển rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, đồ giặt từ buồng bệnh ra khu tập kết và hỗ trợ giao tiếp từ xa giữa nhân viên y tế và bệnh nhân. Vibot đã đáp ứng được bước đầu nhu cầu hỗ trợ điều trị Covid-19, giúp giảm tải công việc cho đội ngũ y bác sỹ, giảm tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh, người nghi nhiễm bệnh, qua đó giảm lây nhiễm chéo.

- Sản phẩm robot (NaRoVid1) do Viện Ứng dụng Công nghệ thuộc Bộ KHCN với tính năng lau khử khuẩn sàn nhà nhằm hỗ trợ, thay thế nhân viên y tế trong các khu vực cách ly điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19 cũng đã được thử nghiệm thành công tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội.

Phát huy nền tảng của Hệ tri thức Việt số hóa, Bộ KHCN đã chủ động tập hợp, huy động các nhà khoa học, các chuyên gia nghiên cứu xây dựng bản đồ vùng dịch sử dụng Vmap, theo dõi (tracking) khách nước ngoài tại các điểm du lịch, xây dựng phần mềm khai báo y tế phục vụ hiệu quả công tác truy vết, kiểm soát các ca bệnh, khoanh vùng, dập dịch, dự báo dịch tễ…

Bên cạnh đó, Bộ KHCN đã huy động hiệu quả mạng lưới đại diện KHCN tại các nước để kết nối các nhóm nghiên cứu và trao đổi, thử nghiệm các thiết bị, công nghệ sản phẩm phòng, chống dịch. Thu thập những công bố khoa học quốc tế được xuất bản về SARS-CoV-2 số lượng gần 1.000 công bố, bao gồm các nghiên cứu lý thuyết về dịch bệnh, trao đổi kinh nghiệm trong phòng chống, điều trị và bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình nghiên cứu, điều trị và cung cấp truy cập miễn phí phục vụ các bác sĩ, nhân viên y tế và các nhà nghiên cứu của Việt Nam.

Nguyễn Anh Thư, TP Hồ Chí Minh: Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong nửa đầu năm 2020 gặp nhiều khó khăn bởi từ giữa tháng 3.2020 đến nay, dịch bệnh đã ảnh hưởng đến các thị trường đối tác thương mại lớn của Việt Nam là Mỹ, EU, Nhật Bản, ông đánh giá tác động của dịch bệnh lên việc xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp KHCN như thế nào?

Ông Trần Xuân Đích, Phó Cục trưởng Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ: 

Tình hình xuất khẩu tháng 5.2020 vừa được Bộ Công thương công bố từ kết quả khảo sát gần 130.000 doanh nghiệp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Theo đó về thị trường tiêu thụ và xuất khẩu, 57,7% số doanh nghiệp bị ảnh hưởng cho biết thị trường tiêu thụ bị giảm mạnh; 47,2% doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu khẳng định hàng hóa sản xuất ra không xuất khẩu được. Hoạt động xuất nhập khẩu từ đầu quý 2-2020 đã chịu tác động mạnh bởi dịch Covid-19, đặc biệt ở các đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam như: EU, Mỹ, Nhật, ASEAN…

Ảnh minh họa. Nguồn: ITN

Dù tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tháng 5-2020 đạt 37,9 tỉ USD, tăng 5% so với tháng trước, nhưng giảm 15,7% so với cùng kỳ năm 2019.  

Tính chung 5 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 196,84 tỉ USD, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đáng chú ý, 3 nhóm hàng chính là nông - thủy sản, nhiên liệu - khoáng sản và công nghiệp chế biến tình hình xuất khẩu có cải thiện so với tháng trước, nhưng nếu so với cùng kỳ năm 2019 thì giảm mạnh, trong đó giảm mạnh nhất đến 60,6% là nhiên liệu - khoáng sản.

Cùng chung chuỗi tác động toàn cầu ấy, các DNKHCN cũng đã và đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức. Khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, đầu tư đã đến với các DNKHCN ngay từ đầu mùa dịch, khi thị trường xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng nặng nề. Nhiều DNKHCN ở nhiều ngành nghề khác nhau bị thu hẹp quy mô hoạt động, sụt giảm doanh thu, thậm chí “đóng băng” giao dịch.

: Ông có thể cho biết những khó khăn phải đối mặt trước ảnh hưởng của dịch Covid-19? Doanh nghiệp ông đã có những giải pháp gì để tháo gỡ những khó khăn này?

Ông Nguyễn Đức Tài, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Lumi Việt Nam: 

Những khó khăn hiện tại:

- Nhu cầu thị trường giảm, khách hàng có tâm lý tiết kiệm tiền, họ cũng có tâm lý trường kỳ kháng chiến sẽ phải sống chung với dịch lâu dài, cắt bỏ các khoản chi như mua sắm, du lịch, dành tiền cho các khoản nhu yếu phẩm cần thiết. Vì vậy, dòng tiền luân chuyển trong nền kinh tế sẽ chậm hơn, ít hơn và cần cân nhắc kỹ lưỡng hơn.

- Chi phí doanh nghiệp lớn nhưng doanh thu sụt giảm đáng kể, gây nên khó khăn về tài chính.

Về giải pháp tháo gỡ khó khăn:

- Đánh giá lại kỹ từng dự án cụ thể đang triển khai về các tiêu chí: mức độ cần thiết, khả năng bán hàng, dự báo sản lượng bán khả thi trong mùa Covid, chi phí đầu tư, vốn, nguồn lực nhân sự. 

- Tập trung vào những sản phẩm đang có khả năng bán tốt, gia tăng lợi thế cạnh tranh.

- Tuần trước, Covid trở lại, chúng tôi n hận thấy cuộc chiến còn dai dẳng nên đã họp lại ngay 4 dự án đang triển khai, hoãn 2 sự án sang 2021, 1 sự án lùi đến cuối năm dồn lực cho 1 dự án trọng tâm dựa trên các tiêu chí khả năng bán, chi phí vận hành và nhu cầu thị trường đối với sản phẩm này.

Thúy Diễm, Bình Dương: Ông có thể cho biết, trong giai đoạn khi các gói hỗ trợ từ Nhà nước chưa được triển khai, doanh nghiệp đã vượt qua "cơn bão" covid-19 như thế nào?

Ông Lưu Hải Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Công nghệ mới Nhật Hải: 

Để vượt qua “cơn bão” Covid-19, OIC NEW đã chủ động phòng ngừa dịch trong những ngày đầu tiên bằng các biện pháp như toàn bộ nhân viên đeo khẩu trang làm việc, rửa tay sát khuẩn thường xuyên. Hoặc vào thời điểm đầu, OIC NEW đã áp dụng phương pháp làm việc online ở nhà vì quan trọng hơn cả là đảm bảo sức khỏe cho toàn bộ cán bộ nhân viên.

Về các hoạt động kinh doanh, OIC NEW chủ động triển khai các chương trình hỗ trợ giá tại các doanh nghiệp để chăm sóc sức khỏe cho nhân viên của mình, chủ động tối ưu hóa các kênh bán hàng để vẫn đảm bảo nguồn thu trong nước, trong khi nguồn thu từ nước ngoài đang bị trì hoãn. Nỗ lực cắt giảm các khoản chi không cần thiết tại thời điểm này để duy trì sự ổn định.

Trần Linh Trang: Xin hỏi, với khó khăn do dịch bệnh Covid đang hiện hữu cho các doanh nghiệp trong nước và cả thế giới. Với công ty mình xin hỏi đây là cơ hội hay thách thức, hướng đi nào cho công ty vượt qua và phát triển?

Ông Lưu Hải Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Công nghệ mới Nhật Hải: 

Cảm ơn bạn, như tôi đã trả lời ở trên, Covid-19 các doanh nghiệp KHCN đều phải tạo ra các sản phẩm để phục vụ cho việc chống dịch, nhưng nguồn nhân công và nguồn nguyên liệu thì lại thiếu hụt trầm trọng. Ngoài ra, phải tiếp thu những công nghệ của thế giới với thời gian rất ngắn, đồng thời các doanh nghiệp KHCN phải tổ chức hệ thống nghiên cứu phát triển để tạo ra những ý tưởng mới, những sáng chế mới để tạo ra sản phẩm phù hợp.

Thứ hai, về cơ hội: đây là cơ hội vàng của các doanh nghiệp KHCN Việt Nam khi sân chơi về sáng tạo, sở hữu trí tuệ gần như được xóa nhòa cho tất cả các doanh nghiệp của tất cả các nước không phân biệt trình độ quốc gia. Các doanh nghiệp KHCN Việt Nam có khả năng có thể bứt phá rất nhanh để tạo ra những doanh nghiệp cực lớn có ảnh hưởngh toàn cầu. Nhưng quan trọng các doanh nghiệp KHCN có biết tận dụng thời cơ vàng này không?

Một sản phẩm bảo vệ và làm lành các tổn thương niêm mạc dạ dày bằng công nghệ Nano Của Công ty Cổ phần Công nghệ mới Nhật Hải

Đối với Công ty Cổ phần Công nghệ mới Nhật Hải, hướng đi của Công ty sẽ là tạo ra nhiều sản phẩm ứng dụng công nghệ Nano từ dược liệu thiên nhiên để hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân mắc bệnh mãn tính và ác tính tại Việt Nam. Cụ thể như trong 11 năm vừa qua, OIC (Công ty Cổ phần Công nghệ mới Nhật Hải) đã nghiên cứu và đăng ký 26 sáng chế về công nghệ Nano, trong đó đã đưa ra thị trường 18 sản phẩm ứng dụng công nghệ Nano được công đồng trong và ngoài nước đánh giá rất cao. Được các Hội đồng KHCN của Bộ KHCN, Sở KHCN Hà Nội cấp các chứng nhận. Ngoài ra, OIC đã liên tục nhận được bằng khen của Bộ KHCN, Cờ luân lưu của Chủ tịch UBND TP Hà Nội và nhiều bằng khen từ Trung ương đến địa phương. Đơn cử như sản phẩm Nano Curcumin OIC dạng dung dịch hiện đang được các bệnh viện từ Trung ương đến địa phương, các nhà thuốc toàn quốc tư vấn cho những bệnh nhân bị bệnh dạ dày, đại tràng với tỷ lệ đáp ứng đến 90%; sản phẩm Nano Rutin OIC hỗ trợ điều trị bệnh trĩ- một trong những bệnh phổ biến của người Việt Nam, đồng thời có thể giúp khắc phục giãn tĩnh mạch cho những phụ nữ trên 50 tuổi tại Việt Nam; Nano Silymarin OIC được chiết xuất từ cây kế sữa của Mỹ có thể hỗ trợ điều trị men gan cao các bệnh về gan do nhiều bia rượu- một đặc trưng của đàn ông Việt Nam thích nhậu nhẹt; Nano Ginkgo Biloba OIC chiết xuất từ quả bạch quả có thể hỗ trợ điều trị bệnh tiền đình đau nửa đầu, trí nhớ suy giảm do tuổi tác; Nano Lutein OIC chiết xuất từ hoa hướng dương của Nhật Bản có thể hỗ trợ điều trị thoái hóa điểm vàng để khắc phục trào lưu dùng điện thoại thông minh từ sáng đến tối làm mờ mắt; Nano Megumi OIC có thể giúp đỡ những người tiểu đường kéo dài cuộc sống tốt đẹ; Nano Icariin OIC giúp đỡ tăng cường sinh lý cho nam giới; Nano Resveratrol OIC chiết xuất từ vỏ nho đỏ của châu Âu có thể giảm mỡ máu, huyết áp cao; Nano GCM OIC có thể giúp những người bị bệnh khớp, thoái hóa khớp, đau cổ vai gáy; Nano Fucolive OIC có thể hỗ trợ cho những người đang hóa trị, xạ trị sau mổ có cuộc sống tốt hơn, bớt đau đớn... và nhiều sản phẩm khác đang được OIC tiếp tục nghiên cứu và đưa vào thử nghiệm.

Ông Lê Anh Tiến, Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ Chatbot Việt Nam: 
Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ Chatbot Việt Nam Lê Anh Tiến giao lưu với độc giả

Thực ra đối với công ty đây là một cơ hội, khi phương thức bán hàng truyền thống bộc lộ những điểm yếu trong thời gian giãn cách xã hội thì  nền tảng chatbot sẽ giải quyết tất cả những điểm yếu đó. Ứng dụng này có khả năng lưu trữ dữ liệu khách hàng, phân loại và tái sử dụng lượng data khách hàng có sẵn, với những doanh nghiệp chưa có tệp khách hàng có sẵn thì nền tảng chatbot đã phối hợp với nền tảng botup để tạo ra các chiến dịch thu hút khách hàng mới: min game, vòng quay may mắn, selling page...

Trong thời gian dịch bênh Covid-19 hoành hành, doanh nghiệp đã tăng trưởng 64% với 132.000 khách hàng là các doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh online. 

: Doanh nghiệp đã triển khai các giải pháp gì nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho việc tiếp tục phát triển kinh doanh?

Bà Nguyễn Thị Hương Liên, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Sao Thái Dương: 
Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Sao Thái Dương Nguyễn Thị Hương Liên giao lưu với độc giả

lẽ, điều đầu tiên mà doanh nghiệp phải đối mặt là việc suy giảm doanh số, trong khi phải tăng chi để trang trải các biện pháp phòng ngừa rủi ro dịch bệnh… Tiếp đó là, việc mất cân đối dòng tiền và thanh toán bị trì hoãn. Mặt khác, sự gia tăng chi phí nguyên liệu, vận chuyển, tăng chi phí phòng chống dịch cho nhân viên cũng là một khó khăn cho các doanh nghiệp...

Ngoài ra, chúng tôi cũng phải đối mặt với việc tăng chi phí tặng sản phẩm chống dịch cho ngành y tế tuyến đầu chống dịch

: Là doanh nghiệp KHCN khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử, thời gian diễn ra dịch bệnh Covid19, Công ty cổ phần công nghệ Chatbot Việt Nam đã có những điều chỉnh hay giải pháp gì hỗ trợ phòng chống dịch bệnh?

Ông Lê Anh Tiến, Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ Chatbot Việt Nam: 

Trong thời gian diễn ra dịch bệnh Covid-19, Chatbot Việt Nam đã nỗ lực hết sức để hỗ trợ cộng đồng cũng như khách hàng. Chúng tôi cho ra mắt Mạng lưới Y tế trực tuyến Ytebot cung cấp thông tin cập nhật, chính thống về dịch nCoV, hỗ trợ Chính phủ trong tuyến đầu chống dịch. Chatbot về dịch Covid-19 cập nhật liên tục 4 nhóm thông tin: Các số liệu về sự lây lan dịch bệnh tại Việt Nam; số liệu về sự lây lan dịch bệnh trên thế giới; các thông tin về lời khuyên của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và tin tức báo chí chính thống về Covid-19. Ngoài ra, chatbot về dịch Covid-19 còn được cài đặt tính năng “chia sẻ cho bạn bè”, giúp lan tỏa thông tin dễ dàng trên mạng xã hội. Mọi người có thể cập nhật tình hình dịch bệnh chỉ vài thao tác đơn giản ngay trên Messenger. Dự án này cũng đã được ghi nhận trên “Global Map of Coronavirus Innovation.”

Trần Bảo Long: Thưa bà, doanh nghiệp của bà đang, đã và sẽ làm gì để vượt qua và tiếp tục phát triển trong thời gian tới?

Bà Nguyễn Thị Hương Liên, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Sao Thái Dương: 

Điều đầu tiên mà Sao Thái Dương làm đó là nỗ lực nghiên cứu phát triển sản phẩm phục vụ chống dịch: Gel sát khuẩn, kit tét xét nghiệm COVID-19, thuốc điều trị virus...

Mặt khác, chúng tôi cũng tập trung phát triển bán hàng online, quan sát sự thay đổi nhu cầu và điều chỉnh linh hoạt để thích ứng, đồng thời dành thời gian suy ngẫm và định hướng... Ngoài ra, nhận thức tham gia tích cực chống dịch vừa giúp Việt Nam nhanh quay về bình thường - ích nước lợi nhà.

Thêm vào đó, chúng tôi cũng mong muốn đóng góp được nhiều hơn cho xã hội bằng việc tiếp tục tập huấn nội bộ phương pháp chống dịch. Tặng sản phẩm chống dịch cho nhân viên để bảo đảm không đình trệ sản xuất. Tặng kit test, Gel sát khuẩn cho các đơn vị y tế tuyến đầu chung tay cùng ngành y tế chống dịch. Tặng gạo cho cây gạo ATM giúp an sinh xã hội...

: Bộ Khoa học và Công nghệ đã triển khai những phương án hỗ trợ như thế nào đến các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp KHCN để cùng chung tay giúp đỡ vượt qua giai đoạn khó khăn này?

Ông Trần Xuân Đích, Phó Cục trưởng Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ: 

Để hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó, thời gian qua, Bộ KH-CN đã có nhiều phương án hỗ trợ.

Đối với lĩnh vực Sở hữu trí tuệ: giảm 50% các loại lệ phí sở hữu công nghiệp khi đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trong năm 2020.

Đối với lĩnh vực  tiêu chuẩn đo lường chất lượng:

- Đăng tải miễn phí các tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), tiêu chuẩn quốc tế ISO, IEC, tiêu chuẩn khu vực (EN), tiêu chuẩn nước ngoài (tiêu chuẩn của Mỹ, Anh, Úc, Singapore) trong lĩnh vực thiết bị y tế: máy thở, hô hấp, khẩu trang y tế, găng tay y tế và quần áo bảo hộ chống nhiễm khuẩn, và các hệ thống quản lý chất lượng, hệ thống quản lý rủi ro…trên cổng thông tin (vsqi.gov.vn) để cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận và sử dụng các tiêu chuẩn mới nhất của quốc tế và khu vực, cũng như của Việt Nam và các nước phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, xuất khẩu các trang thiết bị này trong công tác phòng chống dịch Covid-19;

- Bộ đã thống nhất với Bộ Tài chính bỏ thủ tục kiểm tra đo lường trước khi thông quan đối với phê duyệt mẫu PTĐ nhóm 2 và hàng đóng gói sẵn nhóm 2 tại cửa khẩu, chuyển sang kiểm tra sau khi thông quan;

- Hỗ trợ 100% chi phí tem Truy xuất nguồn gốc cho 1 container đầu tiên của mỗi doanh nghiệp xuất khẩu 9 loại trái cây chính ngạch sang Trung Quốc (Thanh long, dưa hấu, vải, nhãn, chuối, xoài, mít, chôm chôm, măng cụt). Theo đó, tem Truy xuất nguồn gốc do Tập đoàn chứng nhận và kiểm định Trung quốc – CCIC phối hợp với Trung tâm mã số, mã vạch quốc gia NBC cấp, được Hải quan Trung Quốc chấp nhận phục vụ nghiệp vụ thông quan. Thời hạn: Chương trình hỗ trợ kéo dài đến hết tháng 12.2020;

: Ông có đề xuất gì đối với các cơ quan quản lý nhà nước để tăng cường tính hiệu quả của các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp KHCN trong bối cảnh tác động của dịch bệnh Covid 19, nhất là đối với những doanh nghiệp khởi nghiệp?

Ông Lê Anh Tiến, Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ Chatbot Việt Nam: 

Về phía cá nhân chúng tôi muốn đề xuất các cơ quan quản lý nhà nước hỗ trợ giới thiệu các giải pháp của các doanh nghiệp KHCN đến với tập khách hàng và doanh nghiệp đang cần giải pháp để áp dụng vào doanh nghiệp của chính họ.

Mặt khác, các cơ quan quản lý hỗ trợ chúng tôi truyền thông giải pháp, lựa chọn ra các giải pháp chuyển đổi số, để đề xuất với Bộ Thông tin và truyền thông, trở thành một trong các giải pháp chuyển đổi số quốc gia

: Hiện nay số lượng việc làm cho người lao động trong công ty có bị ảnh hưởng do dịch bệnh không? Nếu phải cắt giảm lao động thì giải pháp sẽ như thế nào cho những trường hợp phải nghỉ việc

Ông Lê Anh Tiến, Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ Chatbot Việt Nam: 

Trước tình hình của dịch Covid-19, chúng tôi nhìn nhận đây vừa là cơ hội vừa là thử thách. Dịch Covid-19 thúc đẩy nhiều doanh nghiệp nhận ra sự cần thiết của việc lưu trữ dữ liệu giao dịch, tối ưu hóa dữ liệu, tích cực tham gia chuyển đổi số. Chính vì vậy, nhiều khách hàng đã sử dụng chatbot của Bot Bán Hàng trong thời điểm dịch bệnh này. Việc làm cho người lao động trong công ty đương nhiên cũng có những thay đổi. Tùy vào diễn biến dịch bệnh, nhân sự sẽ được yêu cầu làm việc trực tuyến để đảm bảo giãn cách an toàn và tuân thủ nghiêm ngặt những quy tắc phòng tránh dịch. Ngoài ra, khi nhu cầu của khách hàng tăng cao, chúng tôi sẽ tích cực tuyển dụng, tận dụng cơ hội để tiếp cận nhiều khách hàng hơn với đội ngũ nhân sự chất lượng và dồi dào.

Nguyễn Hà Linh: Trong bối cảnh dịch bệnh, có bị làm giảm thu nhập của các bộ phận trong công ty không, thưa ông?

Ông Lê Anh Tiến, Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ Chatbot Việt Nam: 

Dịch bệnh luôn kéo theo nhiều vấn đề khác, trong đó việc giảm thu nhập là điều sẽ xảy ra. Công ty của chúng tôi cũng vậy, chúng tôi thực hiện chính sách giảm ½ lương cơ bản của nhân sự, nhưng phần KPI của nhân sự thì chúng tôi vẫn giữ nguyên, dẫn đến tổng thu nhập của nhân sự cũng sẽ giảm nhưng không đáng kể so với mức thu nhập của các công ty khác.

: Hiện nay, dịch bệnh COVID-19 trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp, ông nhận định như thế nào về xu hướng của chuỗi cung cầu hàng hóa, nhất là lĩnh vực xuất nhập khẩu trong thời gian tới?

Ông Trần Xuân Đích, Phó Cục trưởng Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ: 

Sau đại dịch Covid-19, vấn đề dịch chuyển chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc đã và đang được một số quốc gia như Mỹ, Nhật, châu Âu... xem xét đặt ra, nhằm giảm bớt sự lệ thuộc vào nguồn cung từ quốc gia này. Đánh giá của Phòng Thương mại Hoa Kỳ (Amcham) tại Việt Nam cho thấy, khoảng 1/3 công ty Hoa Kỳ tại Trung Quốc xác định sẽ hủy bỏ hoặc tạm dừng đầu tư vào Trung Quốc. Có tới 40% DN cho hay sẽ dịch chuyển một phần hoặc toàn bộ dây chuyền sản xuất khỏi Trung Quốc. Dự báo năm 2020, xu hướng dịch chuyển sản xuất, đầu tư từ thị trường Trung Quốc sẽ dịch chuyển đến các nước trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Hiện nay, sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam nói chung và DNKHCN nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung nguyên vật liệu cũng như bán thành phẩm sang thị trường Trung Quốc và Hoa Kỳ, kể cả các ngành lớn như dệt may, da giầy... Việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu do tác động của dịch bệnh đã khiến các DN nhận ra sự cấp bách của việc đa dạng hóa danh mục sản xuất, chuỗi cung ứng, tránh phụ thuộc vào một quốc gia.

Với những quyết sách về kinh tế và phương châm chống dịch hiệu quả của Chính phủ trong thời gian qua đã, đang và sẽ tiếp tục tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, các tập đoàn nhập khẩu - bán lẻ đối với thị trường Việt Nam. Đây là thời cơ để Việt Nam có thể bứt ra và giảm dần sự phụ thuộc. Đây cũng là cơ hội tốt để DN Việt Nam nói chung, DNKHCN nói riêng đón bắt những làn sóng đầu tư mới, những thị trường xuất nhập khẩu mới. Câu hỏi được đặt ra lúc này là, làm sao để chúng ta tận dụng được lợi thế của việc dịch chuyển chuỗi cung ứng và chuyển dịch sản xuất. Hơn lúc nào hết, chúng ta cần chuẩn bị tốt nhất các điều kiện nhằm thu hút và sẵn sàng đón tiếp, giới thiệu địa điểm cho các nhà đầu tư để tranh thủ đón làn sóng dịch chuyển dòng vốn đầu tư sau đại dịch Covid-19.

Trân Đức Hồng Quang: Chatbot có phải công nghệ trả lời tự động không? Ông cho hỏi công ty mình đã nghiên cứu theo hướng tích hợp công nghệ AI theo xu thế của thế giới? Khó khăn gì khi tiếp cận khách hàng ứng dụng công nghệ này, thưa ông?

Ông Lê Anh Tiến, Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ Chatbot Việt Nam: 

Chatbot có hai hướng là trả lời tự động và phân tích khách hàng tự động.
Với thị trường Việt Nam thì việc trả lời tự động sẽ không mang lại kết quả nhiều cho chính khách hàng đang sử dụng, đặc biệt là mảng bán hàng.
Có những khách hàng họ chỉ cần vài thông tin để quyết định hành vi mua hàng, nếu chúng ta trả lời tự động quá nhiều, dẫn đến khách hàng sẽ phân vân trong việc mua hàng.

Nguyễn Vinh Tuấn, Nam Từ Liêm, Hà Nội: Đề nghị Chủ tịch Lưu Hải Minh cho biết cơ hội và thách thức nào cho các doanh nghiệp KHCN Việt Nam mùa Covid-19?

Ông Lưu Hải Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Công nghệ mới Nhật Hải: 

Xin cảm ơn bạn về câu hỏi trên. Một câu hỏi rất hay, tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Thứ nhất, về thách thức: mùa Covid-19 các doanh nghiệp KHCN đều phải tạo ra các sản phẩm để phục vụ cho việc chống dịch, nhưng nguồn nhân công và nguồn nguyên liệu thì lại thiếu hụt trầm trọng. Ngoài ra, phải tiếp thu những công nghệ của thế giới với thời gian rất ngắn, đồng thời các doanh nghiệp KHCN phải tổ chức hệ thống nghiên cứu phát triển để tạo ra những ý tưởng mới, những sáng chế mới để tạo ra sản phẩm phù hợp.

Thứ hai, về cơ hội: đây là cơ hội vàng của các doanh nghiệp KHCN Việt Nam khi sân chơi về sáng tạo, sở hữu trí tuệ gần như được xóa nhòa cho tất cả các doanh nghiệp của tất cả các nước không phân biệt trình độ quốc gia. Các doanh nghiệp KHCN Việt Nam có khả năng có thể bứt phá rất nhanh để tạo ra những doanh nghiệp cực lớn có ảnh hưởng toàn cầu. Nhưng quan trọng các doanh nghiệp KHCN có biết tận dụng thời cơ vàng này không?

Nguyễn Trung Nghĩa, Quảng Ngãi: Trong thời gian vừa qua, Nhà nước đã triển khai chính sách hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với dịch Covid-19 như ưu đãi về thuế thu nhập cá nhân, ưu đãi tín dụng, ưu đãi miễn, giảm tiền thuê đất,... Vậy những chính sách hỗ trợ này tác động như thế nào tới doanh nghiệp của ông?

Ông Nguyễn Đức Tài, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Lumi Việt Nam: 

Thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn do ảnh hưởng bởi Covid -19. Cụ thể:

Tháng 4.2020, Chính phủ ban hành nghị định 41 về việc giãn thuế GTGT, thuế thuê đất…Doanh nghiệp được ưu đãi là giãn thời gian nộp thuế GTGT từ tháng 3 đến hết tháng 6 và bắt đầu nộp thuế tháng 8 (cho kỳ kê khai tháng 7), các tháng 3,4,5,6 sẽ nộp từ các tháng 9,10,11,12. Việc giãn thuế này cũng 1 phần giúp công ty giãn thuế VAT chuyển sang kỳ hạn mới.

Ngoài ra, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 116/2020/QH14 của Quốc hội: Theo đó, giảm 30% thuế TNDN phải nộp năm 2020. Với quy định này, góp phần này giúp các Doanh nghiệp giảm được phần nào chi phí. Tuy nhiên, sự hỗ trợ này chỉ có ý nghĩa khi doanh nghiệp có lãi. Nhưng phần lớn doanh nghiệp hiện nay đều đang khó khăn và bị lỗ do vậy việc giảm thuế TNDN chưa tác động được nhiều.

Nguyễn Thị Mai Hoa, Huyện Đan Phượng, Hà Nội: -Được biết, Công ty Cổ phần Công nghệ mới Nhật Hải là doanh nghiệp KHCN hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ Nano vào y dược và đã có những nghiên cứu về ức chế SARS- CoV-2 có khả năng ứng dụng, xin ông cho biết rõ hơn?

Ông Lưu Hải Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Công nghệ mới Nhật Hải: 

Chủ tịch Lưu Hải Minh: Công ty Cổ phần Công nghệ mới Nhật Hải thời gian qua đã nghiên cứu nhiệm vụ KHCN cấp Nhà nước không dùng vốn ngân sách ( Nghiên cứu chế tạo thử nghiệm một số sản phẩm Nano OIC định hướng ức chế SARS- CoV-2. Chúng tôi đã tiếp tục nghiên cứu giai đoạn 2 thử nghiệm trên tế bào có thể ức chế thụ thể ACE 2(đây là thụ thể mà SARS- CoV-2 có thể liên kết vào đó để đi vào các cơ quan của cơ thể như phổi, thận, tim... ). Ngoài ra, Công ty Cổ phần Công nghệ mới Nhật Hải đã có những hợp tác với các Viện nghiên cứu của Hoa Kỳ để có thể tối ưu công thức sản phẩm.

: Để tiếp cận với những chính sách hỗ trợ của Nhà nước, doanh nghiệp ông đã vướng phải những khó khăn như thế nào? Ông có kiến nghị gì với các cơ quan, bộ ngành để hoàn thiện chính sách, pháp luật cho doanh nghiệp KHCN ?

Ông Nguyễn Đức Tài, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Lumi Việt Nam: 

Để tiếp cận với những chính sách hỗ trợ của Nhà nước, từ góc độ doanh nghiệp chúng tôi kiến nghị: 

Một là, giảm thời gian đóng bảo hiểm. Chi phí bảo hiểm trong Doanh nghiệp hiện nay rất cao (32%) quỹ lương, đây là khoản chi phí không nhỏ. Nếu chỉ giãn thì chỉ là kéo dài hơn nhưng vẫn phải đóng. Nếu giảm được bảo hiểm 1 năm sẽ rất tốt cho Doanh nghiệp.

Hai là, tiếp cận các nguồn vay dễ hơn với lãi suất thấp hơn hoặc thậm chí là lãi suât 0% trong vòng 1 năm.

: Hiện nay, công ty của ông đang gặp phải khó khăn gì về cung và cầu?

Ông Nguyễn Đức Tài, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Lumi Việt Nam: 

Không chỉ riêng gì Lumi, các doanh nghiệp trên thế giới đều gặp phải vấn đề về cung và cầu.

Với cung, dịch cúm gây cản trở về giao thông, cách ly, do vậy, nguồn cung cũng bị ảnh hưởng trong việc giao dịch, nhập khẩu dẫn đến quá trình sản xuất bị chậm; đôi khi các đối tác cung cấp cũng bị ảnh hưởng bởi dịch nên khả năng cung cấp bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố từ vốn, nhân sự,...

Về cầu, xu hướng người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu hơn, tiết kiệm chi phí cho nhu yếu phẩm cần thiết dẫn đến tình trạng thị trường ảm đạm.

Nguyễn Hà Trang, Thanh Hóa: Đứng trước những thách thức mới do bối cảnh dịch Covid -19, trong thời gian tới, công ty ông có thay đổi gì về hoạt động không?

Ông Nguyễn Đức Tài, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Lumi Việt Nam: 

Như tôi vừa trình bày ở trên, chúng tôi xác định đây là trường kỳ kháng chiến với đại dịch. Dựa trên các ảnh hưởng do dịch Covid gây ra với nhu cầu thị trưởng, khả năng chi tiêu, tính khả thi trong những dự án mới, vốn đầu tư... Chúng tôi đã đánh giá toàn bộ cac dự án đã triển khai và tinh gọn lại chuyển từ phát triển nhanh sang phát triển bền vững, tập trung các dự án cốt lõi bán được hàng ngay.

: Để khắc phục những ảnh hưởng của dịch bệnh, trong thời gian tới, công ty đã thực hiện những giải pháp gì?

Ông Lê Anh Tiến, Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ Chatbot Việt Nam: 

Thứ nhất, về giải pháp nội bộ, công ty thực hiện các cơ chế chính sách có lợi nhất cho nhân sự để nhân sự có động lực hỗ trợ cho khách hàng nhiều hơn khi làm việc từ xa.

Thứ hai, công ty xây dựng các công nghệ giúp kết giữa khách hàng và nhân viên một cách liên tục. Giúp nhân viên có góc nhìn tổng quan hơn về khách hàng thông qua các công cụ phân tích dữ liệu tăng trưởng khách hàng.

Thứ ba, công ty tạo ra các gói chính sách bán hàng mới để giúp đỡ các doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong mùa dịch

Cuối cùng, công ty sẽ phối hợp với chính phủ để tiếp tục phát triển và duy trì chatbot tra cứu dịch bệnh để phục vụ cho các doanh nghiệp có thể tích hợp vào Fanpage của mình.

: Với những ngành xương sống của nền kinh tế, đồng hành với tất cả các lĩnh vực từ khâu sản xuất, lưu thông đến tiêu thụ, khi đứng trước cảnh "đứt cung, gãy cầu" thì buộc phải tìm kiếm cơ hội trong nền tảng số? Ý kiến của ông như thế nào về vấn đề này?

Ông Lê Anh Tiến, Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ Chatbot Việt Nam: 

Theo Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), kinh tế số nói chung và kinh tế nền tảng nói riêng được cho là trụ cột của xã hội tương lai. Năm 2020 chứng kiến nhiều biến động do đại dịch Covid-19 và nguy cơ khủng hoảng toàn cầu, nhưng các nền tảng số như Amazon, eBay, Alibaba… không chỉ chống chọi tốt với bất ổn của thị trường mà còn có xu hướng phát triển nhanh và mạnh. Một số nghiên cứu cho rằng tổ chức kinh doanh trên các nền tảng số hoặc khởi nghiệp trên các mô hình số sẽ là giải pháp cứu nguy cho nhiều doanh nghiệp, cá nhân trong cuộc chiến với đại dịch Covid-19. Đồng thời, cấu trúc nền kinh tế thế giới sẽ thay đổi sau đại dịch.

: Bà có thể cho biết, tại sao Công ty Cổ phần Sao Thái Dương lại lựa chọn nghiên cứu và sản xuất kit test Covid-19 mà không phải tập trung hoàn toàn vào việc đẩy mạnh kinh doanh các sản phẩm y tế chống dịch covid khác?

Bà Nguyễn Thị Hương Liên, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Sao Thái Dương: 

Có lẽ, chúng tôi may mắn có cơ hội được gặp các nhà khoa học, Mặt khác, Sao Thái Dương cũng nhận được sự giúp đỡ kết nối tin cậy của Bộ KH và CN, Bộ Y tế, Cục KHCN và Đào tạo (Bộ Y tế) tới các nhà khoa học đã nghiên cứu, tư vấn của các giáo sư đầu ngành.

Sự bùng phát của dịch bệnh là thách thức nhưng cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp dám dấn thân vào lĩnh vực mới; đóng góp sức mình vào công cuộc chống dịch, chinh phục công nghệ. Chúng tôi thấy đó là niềm vui và tự hào chinh phục sản phẩm công nghệ cao, tiêu chuẩn quốc tế, giúp Việt Nam có thể chủ động phòng dịch trong bối cảnh cả thế giới gồng mình đối phó đại dịch.

: Việc thương mại hóa sản phẩm KHCN mới, cụ thể là bộ kit test Covid- 19 của doanh nghiệp gặp những thuận lợi, khó khăn gì? Cần những hỗ trợ gì từ phía cơ quan quản lý nhà nước?

Bà Nguyễn Thị Hương Liên, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Sao Thái Dương: 

Khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải thì rất nhiều. Đầu tiên phải kể đến đó là phải đầu tư hoàn toàn mới mọi thứ như: nhà xưởng, thiết bị, công nghệ, nhân sự, kiến thức chuyên ngành. Tất cả phải song song cùng lúc, không theo trình tự truyền thống để nhanh chóng kịp thời có sản phẩm chống dịch. Nguyên phụ liệu hầu hết nhập khẩu, giá trị cao, hạn dùng ngắn, hàng không vận chuyển khó khăn, giá vận chuyển cao cũng là một khó khăn.

Thêm vào đó, thời gian đặt mua nguyên liệu : 4-8 tuần, cạnh tranh mua với các quốc gia khác; Sinh phẩm bảo quản nhiệt độ âm 20 - âm 80 độ C...

Doanh nghiệp rất mong muốn nhận được sự hỗ trợ từ nhiều phía. Mong muốn lớn nhất của các nhà khoa học và các doanh nghiệp là các sản phẩm công nghệ, đứa con tinh thần sẽ được đến với người tiêu dùng. Khi đó, doanh nghiệp sẽ có cơ hội để phát triển các sản phẩm công nghệ Việt cho người Việt. Bởi sự phát triển doanh nghiệp chính là phát triển nội lực của mỗi quốc gia. Nếu có các sản phẩm nội địa chất lượng quốc tế có thể phục vụ ngay người dân, thì sẽ tiết kiệm được các chi phí vận chuyển, bảo quản… Thực tế, giá thành các test xét nghiệm nhập khẩu có chất lượng tương đương sản phẩm trong nước, thì giá thành cao hơn rất nhiều.

Hiện nay, nhiều nghiên cứu còn chưa được hiện thực hoá, đưa vào sửa dụng, việc sử dụng các sp khoa học công nghệ trong nước sẽ thúc đẩy sự phát triển ngành khoa học phân tử, từ đó đẩy mạnh sản xuất trong nước và có khả năng xuất khẩu.

Thực tế, nếu được đầu tư thì Việt Nam hoàn toàn có thể xuất khẩu các nguyên liệu sản xuất kit test xét nghiệm. Các nhà khoa học sinh học phân tử Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có khả năng nghiên cứu, ứng dụng nhiều công nghệ để sản xuất các kit test xét nghiệm khác nhau với độ chính xác cao và giá thành rẻ…

Mặc dù, Covid-19 khiến nền kinh tế bị đình trệ, nhưng đây cũng sẽ là “cú hích” đối với ngành khoa học công nghệ trong nước cũng như các doanh nghiệp sản xuất thiết bị, sản phẩm phụ trợ y tế. Từ trước Việt Nam phải nhập khẩu rất nhiều

Đây là cơ hội để phát triển các sản phẩm công nghệ cao, kích thích các nhà khoa học phát triển một cách chủ động… Muốn thực hiện được điều này thì, doanh nghiệp khoa học công nghệ rất cần Chính phủ và các bộ, ngành và người tiêu chủ động lựa chọn các sản phẩm khoa học công nghệ Việt...

: Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa phải "cầm hơi" trước tác động của dịch Covid-19, bà có lời khuyên gì cho những doanh nghiệp này gỡ khó?

 

Lâm Minh Yến, Ninh Bình: Trong bối cảnh dịch bệnh, vừa là thách thức nhưng đồng thời cũng là cơ hội để các doanh nghiệp thay đổi. Đối với Công ty của bà đã biến những thách thức thành cơ hội như thế nào?

Bà Nguyễn Thị Hương Liên, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Sao Thái Dương: 

Tôi cho rằng, điều đầu tiên là vấn đề nhận thức. Sao Thái Dương nhận định dịch sẽ kết thúc nhanh thì sẽ không thành công về kinh doanh, nhưng dịch cũng là cơ hội để dám dấn thân vào lĩnh vực mới. Nếu dịch bùng phát thì là cơ hội đóng góp sức mình vào công cuộc chống dịch, chính phục công nghệ, giúp Việt Nam chủ động chống dịch 

Chúng tôi thấy đó là niềm vui và tự hào chinh phục sản xuất công nghệ cao, tiêu chuẩn quốc tế, giúp Việt Nam có thể chủ động phòng dịch trong bối cảnh cả thế giới đại dịch…

Ngoài ra, chúng tôi xem như đây là cơ hội để tĩnh lại, đánh giá lại nội lực của doanh nghiệp, thấy rõ những lỗ hổng và tận dụng thời gian thiếu việc để đào tạo nội bộ, cải tiến và đổi mới công nghệ.

Phan Thị Thanh Thủy, Bắc Giang: Ông đánh giá thế nào về các gói hỗ trợ của Nhà nước, đặc biệt là các chính sách ưu đãi của Bộ KHCN đối với các doanh nghiệp?

Ông Lưu Hải Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Công nghệ mới Nhật Hải: 

Các gói hỗ trợ của Nhà nước, hay các chính sách ưu đãi của Bộ KH &CN đối với các doanh nghiệp là tương đối kịp thời. Tuy nhiên, theo tôi đánh giá các chính sách được đề ra nên sát thực tế với tình hình khó khăn chung của doanh nghiệp để các hỗ trợ đạt hiệu quả hơn.

: Là một doanh nghiệp KHCN hoạt động trong lĩnh vực y tế, ông đánh giá thế nào về tầm quan trọng của KHCN trong việc phòng chống dịch Covid-19?

Ông Lưu Hải Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Công nghệ mới Nhật Hải: 

KHCN đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc phòng chống dịch Covid-19. Trong thời điểm diễn ra đại dịch Covid-19, việc đột phá tạo ra các sản phẩm từ kết quả KHCN như: vaccine, máy thở, buồng khử khuẩn, các sản phẩm bảo vệ sức khỏe,… là điều hết sức cần thiết. Các tiến bộ KHCN sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình thời gian ra sản phẩm hay tăng hiệu quả sản phẩm hơn so với thông thường.

: Trong bối cảnh dịch bệnh, điều kiện làm việc của người lao động trong Công ty có bị thay đổi không thưa ông?

Ông Lưu Hải Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Công nghệ mới Nhật Hải: 

Thời điểm dịch bệnh tiến triển phức tạp ở giai đoạn 1, OIC NEW triển khai cho nhân viên đến công ty làm việc luân phiên, các nhân viên khác sẽ làm việc online ở nhà. Các cuộc họp cũng sẽ diễn ra online nhiều hơn là gặp mặt trực tiếp. Nhân viên OIC sẽ thực hiện các yêu cầu để đảm bảo an toàn như: đeo khẩu trang khi đến công ty, rửa tay sát khuẩn thường xuyên, hạn chế bắt tay,…

Mặc dù điều kiện làm việc có sự thay đổi, nhưng các cán bộ nhân viên OIC NEW đều đồng lòng, đồng thuận và vui vẻ thực hiện nghiêm túc.

: Đại dịch Covid 19 là thử thách lớn cho chúng ta trước những biến động khủng hoảng đặt ra. Vấn đề đến với các doanh nghiệp không chỉ lo chạy theo những yếu tố cạnh tranh trước mắt như nâng cao doanh thu đơn thuần hoặc tìm kiếm thêm được hợp đồng mới mà đằng sau đó là việc xây dựng một cơ sở để phát triển lâu dài. Vậy công ty của ông đã xây dựng cơ sở chiến lược phát triển lâu dài như thế nào?

Ông Lưu Hải Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Công nghệ mới Nhật Hải: 

Giai đoạn Covid-19 này là thời gian để OIC NEW củng cố lại hệ thống đã xây dựng, thúc đẩy và hỗ trợ các kênh bán hàng. Đây cũng là thời điểm để đội ngũ R&D của OIC NEW tập trung cải thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm, nghiên cứu cac sản phẩm mới, vì chất lượng sản phẩm tốt với một thương hiệu tốt sẽ là một chiến lược phát triển bền vững và lâu dài nhất cho các sản phẩm của OIC NEW.

: Bà có khuyến nghị gì với các chính sách ưu đãi đang được Nhà nước triển khai hỗ trợ doanh nghiệp do ảnh hưởng của dịch Covid-19?

Bà Nguyễn Thị Hương Liên, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Sao Thái Dương: 

Với tư cách Phó Chủ tịch Hội Doanh nghiệp KHCN Việt Nam và Phó TGĐ Công ty CP Sao Thái Dương tôi mong muốn, Chính phủ và các bộ, ngành tăng cường sự kết nối một cách hiệu quả để các nhà khoa học và doanh nghiệp KHCN có thể làm việc, nghiên cứu cùng nhau để tạo ra các sản phẩm có chất lượng quốc tế cho người Việt.

Nhân đây tôi cũng muốn gửi lời của ơn đến Bộ KH và CN, Bộ Y tế đã chủ động kết nối và tạo điều kiện thuân lợi tư vấn cho Sao Thái Dương trong quá trình hoạt động, nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm KHCN. Có thể nói đây là một minh chứng cho sự kết nối, hợp tác hiệu quả, trách nghiệm giữa Nhà quản lý, các chuyên gia đầu ngành, nhà khoa học và doanh nghiệp. Điều này đã góp phần tạo ra những sản phẩm có chất lượng quốc tế, hạn chế sai lầm không đáng có…. Mặt khác, điều này cũng tạo ra một “sức bật mới” giúp doanh nghiệp có thể khẳng định được thương hiệu, nâng cao sức cạnh tranh, tham gia sâu hơn vào các chuỗi giá trị toàn cầu. Đồng thời cũng là “liều thuốc” kích thích các nhà khoa học.

Doanh nghiệp cũng mong muốn có các chính sách cắt giảm thuế, lãi suất vay, hỗ trợ vay các gói vốn vay với lãi suất thấp, đặc biệt là trong thời gian có dịch. Đối với các gói vốn đã vay, Chính phủ và ngành ngân hàng có thêm các gói hỗ trợ doanh nghiệp.

Việc khen thưởng xứng đáng, khuyến khích tương đương với các đầu tư, đóng góp của các nhà khoa học, doanh nghiệp KHCN, đặc biệt là đối với các sản phẩm phòng, chống dịch cần được làm thường xuyên… Bởi vì, việc phòng chống dịch sẽ mang lại lợi ích chung cho toàn xã hội…

Nguyễn Thảo: Anh có thể chia sẻ về mục đích ban đầu khi xây dựng Chatbot?

Ông Lê Anh Tiến, Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ Chatbot Việt Nam: 

Mục đích ban đầu khi xây dựng Chatbot là phục vụ việc quản lý cửa hàng cà phê mà Lê Anh Tiến và đội ngũ sáng lập đang vận hành tại một không gian làm việc chung. Sau 3 tháng triển khai thử nghiệm đạt hiệu quả trên mức kỳ vọng, đội ngũ này đã cải tiến và nhân rộng trở thành sản phẩm thương mại. 

Chúng tôi dựa trên những con số “biết nói” để lựa chọn mô hình “ký sinh” cho Chatbot. Đó là, 48% dân số Việt Nam sử dụng mạng xã hội, 91% cửa hàng sử dụng Facebook, hơn 30 triệu người dùng Facebook sẽ có tương đương số lượng tài khoản sử dụng Messenger. 

“Start-up" có nguồn vốn hạn hẹp. Vì vậy, thay vì tốn chi phí tiếp cận người dùng đến với từng trang mua hàng, thì việc tích hợp trên nền tảng Messenger, hay chọn cách ký sinh trên người khổng lồ đã có sẵn hàng chục triệu người dùng, với hành vi sử dụng đã trở thành thói quen là cách tiết kiệm chi phí hiệu quả”.

: Trong thời gian vừa qua, Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn do dịch bệnh covid- 19 mang lại, trong đó có chính sách ưu đãi thuế. Ông có thể chia sẻ cụ thể hơn về chính sách này cho doanh nghiệp biết không?

Ông Trần Xuân Đích, Phó Cục trưởng Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ: 

Trong thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Cụ thể:

Công văn số 897/TCT-QLN về việc gia hạn nộp thuế, miễn tiền chậm nộp do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 ngày 3.3.2020 của Tổng Cục thuế.

Nghị định số 41/2020/NĐ-CP ngày 8.4.2020 của Chính phủ quy định việc gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất.

Nghị quyết 116/2020/QH14 ngày 19.6.2020.áp dụng đối với người nộp thuế TNDN là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật Thuế TNDN (sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm:

- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;

- Tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã;

- Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;

- Tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.

Quy định giảm thuế TNDN phải nộp năm 2020

- Giảm 30% số thuế TNDN phải nộp của năm 2020 đối với trường hợp doanh nghiệp có tổng doanh thu năm 2020 không quá 200 tỷ đồng.

- Doanh nghiệp căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 2 để tự xác định số thuế được giảm khi tạm nộp thuế TNDN theo quý và quyết toán thuế TNDN năm 2020.

Hiện nay Bộ Khoa học và Công nghệ đang khẩn trương phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng Thông tư hướng dẫn ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Cụ thể Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông đã dự thảo tiêu chí xác định dịch vụ mới có ứng dụng kết quả khoa học và công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin và gửi Bộ Tài chính tổng hợp vào dự thảo Thông tư hướng dẫn về ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp KHCN.

: Hiện nay, dịch covid-19 tại Việt Nam tiếp tục có diễn biến phức tạp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp tại Đà Nẵng, Quảng Nam,… phải chịu ảnh hưởng lớn nhất. Vậy, Bộ có những giải pháp hỗ trợ nào cho những doanh nghiệp tại các địa phương này?

Ông Trần Xuân Đích, Phó Cục trưởng Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ: 

Ngoài những chính sách, biện pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp KHCN trên cả nước, Bộ sẽ giao cho các đơn vị chức năng trực thuộc Bộ trong thời gian tới tích cực triển khai các hoạt động hỗ trợ dành cho doanh nghiệp KHCN, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại các địa phương chịu ảnh hưởng nặng của dịch Covid 19 như Đà Nẵng, Quảng Nam…

Tăng cường thực hiện các hội thảo, tập huấn theo hình thức online, phổ biến chính sách qua các phương tiện truyền thông nhằm hỗ trợ doanh nghiệp KHCN, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tiếp cận các chính sách hỗ trợ của Nhà nước dành cho hoạt động KHCN;

Hỗ trợ các Sở KHCN triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp của trung ương và địa phương. Cụ thể: trong thời gian qua, Đà Nẵng, Quảng Nam đã ban hành các Chương trình hỗ trợ dành cho doanh nghiệp KHCN, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp đổi mới công nghệ tại địa phương. Bộ sẽ tích cực hỗ trợ Sở triển khai các chương trình hỗ trợ này đạt hiệu quả cao nhất.

Các khách mời đang giao lưu với độc giả

Lưu Quỳnh Chi, Hà Nội: Để đồng hành, tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách về tài khóa, tiền tệ, bảo hiểm. Ông đánh giá thế nào về sự cần thiết và mức độ hấp thụ của doanh nghiệp KHCN đối với các chính sách nói trên?

Ông Trần Xuân Đích, Phó Cục trưởng Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ: 

Sau 6 tháng đầu năm 2020, Việt Nam hứng chịu đợt bùng phát dịch Covid-19 đầu tiên với đỉnh điểm là lệnh cách ly xã hội toàn quốc trong tháng 4. Mặc dù đã có sự hỗ trợ của Thông tư 01/2020/TT-NHNN cho phép giữ nguyên nhóm nợ đối với các khoản cho vay chịu ảnh hưởng bởi đại dịch, bên cạnh đó, tác động tiêu cực đối với ngân hàng có độ trễ lớn hơn so với doanh nghiệp, nhưng nợ xấu ở các ngân hàng vẫn phình to rõ rệt.

Cụ thể, thống kê của VietnamFinance đối với 25 ngân hàng thương mại đã công bố báo cáo tài chính quý II.2020 có đầy đủ thuyết minh cho thấy, tổng nợ xấu nội bảng đã tăng 22% trong 6 tháng qua, từ mức trên 79.100 tỷ đồng lên mức trên 96.400 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng theo đó tăng từ mức 1,44% cuối năm 2019 lên mức 1,7% kết thúc tháng 6.2020.

Cộng đồng doanh nghiệp KHCN đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ trong việc ban hành và triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Đây là các chính sách hết sức quan trọng và thiết thực, được ví như là các biện pháp “hà hơi”, tiếp sức nhằm giúp doanh nghiệp vực dậy sau đại dịch Covid-19. Các doanh nghiệp còn đánh giá về tầm quan trọng trong triển khai các chính sách này: “Nhanh 1 ngày thì doanh nghiệp sống, chậm 1 ngày doanh nghiệp có thể sẽ không còn”.

Tuy nhiên, việc triển khai chính sách theo phản ánh của doanh nghiệp còn chậm. Liên quan đến các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, ngày 15.5.2020, Văn phòng Chính phủ đã có Thông báo số 183/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp với chủ đề “Cùng nỗ lực, vượt thách thức, đón thời cơ, phục hồi nền kinh tế”; ngày 29.5.2020, Chính Phủ ban hành Nghị quyết số 84/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Cộng đồng doanh nghiệp KHCN kỳ vọng, các bộ, ban, ngành và địa phương sẽ sớm có kế hoạch triển khai thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại các văn bản trên để các chính sách nhanh chóng đi vào thực tiễn và doanh nghiệp thực sự hấp thụ được chính sách này.

: Nhiều doanh nghiệp KHCN do còn hạn chế về quy mô và nhân lực nên khó tiếp cận các chính sách ưu đãi. Mặt khác do quy định chưa cụ thể nên các sở, ngành khác chỉ áp dụng theo văn bản pháp luật của ngành đó. Vậy theo ông, cần giải pháp nào để giải quyết vấn đề này?

Ông Trần Xuân Đích, Phó Cục trưởng Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ: 

Tôi cho rằng, cần tập trung vào các giải pháp:

Tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến doanh nghiệp KHCN nhằm đảm bảo tính thống nhất, khả thi và hiệu quả của các chính sách hỗ trợ. Đây là nhiệm vụ được Bộ Khoa học và Công nghệ đặc biệt chú trọng. Trong thời gian qua, Bộ đã kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền đồng thời ban hành nhiều quy định nhằm đưa các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp KHCN triển khai được trên thực tiễn. Tiêu biểu: đưa quy định về hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm KHCN của doanh nghiệp KHCN vào Luật Đầu tư 2020; phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Thông tin truyền thông xây dựng văn bản hướng dẫn ưu đãi thuế TNDN cho doanh nghiệp KHCN; tiếp tục đề xuất bổ sung quy định xác định dự án đầu tư mới trong lĩnh vực KHCN để đảm bảo sự thống nhất và khả thi của Nghị định 13/2019/NĐ-CP với hệ thống các văn bản pháp luật chuyên ngành.

Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp tăng cường phối hợp với các Sở KHCN triển khai các hội thảo, tọa đàm online ở các địa phương nhằm hỗ trợ doanh nghiệp KHCN tiếp cận được với các chính sách mới của Nhà nước;

Cục tăng cường các hoạt động đào tạo, tập huấn theo nhiều hình thức dành cho cán bộ, công chức của các Sở KHCN để nâng cao năng lực hỗ trợ tư vấn doanh nghiệp KHCN thụ hưởng các chính sách ưu đãi;

Cục cũng đã có kế hoạch phối hợp với các tổ chức dịch vụ tư vấn như công ty, văn phòng luật, các tổ chức trung gian của thị trường KHCN để các tổ chức này đẩy mạnh các hoạt động tư vấn giúp doanh nghiệp KHCN.

: Thuận lợi của doanh nghiệp KHCN có không, thưa ông?

Ông Trần Xuân Đích, Phó Cục trưởng Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ: 

Tuy nhiên, cái chúng ta được sau những tổn thất này cũng không nhỏ. Đó là một “thước đo” công minh để chúng ta nhìn nhận, đánh giá lại những ưu, nhược điểm trong nội tại cơ cấu, hoạt động của các doanh nghiệp KHCN. Từ đó, các doanh nghiệp KHCN định hướng điều chỉnh đa dạng thị trường sản xuất, xây dựng phương án quản trị rủi ro cao hơn để xây dựng những phương án “phòng vệ” sản xuất trên thương trường. Không những vậy, Việt Nam có thêm cơ hội đón đầu xu hướng dịch chuyển chuỗi đầu tư sau COVID-19, khẳng định niềm tin của bạn bè quốc tế, các nhà đầu tư đối với môi trường kinh doanh an toàn tại Việt Nam. Với niềm tin đó, cùng với sự đồng hành của các cấp chính quyền, các sở, ngành chức năng, tôi tin tưởng rằng cộng đồng doanh nghiệp KHCN sẽ từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn này và chuẩn bị được tâm thế tốt nhất để đón đầu những cơ hội mới.

Ngọc Tú: Là 1 trong 10 nhân vật dưới 30 tuổi trong danh sách People to Watch 2017 do Tạp chí Forbes Việt Nam bình chọn, ông có thể chia sẻ một vài kinh nghiệm với bạn đọc về khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin của các bạn trẻ hiện nay?

Ông Lê Anh Tiến, Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ Chatbot Việt Nam: 

Hiện  khởi nghiệp được chia làm hai trường phái, khởi nghiệp bền vững và khởi nghiệp tức thời. Trong đó, khởi nghiệp bền vững cần ba yếu tố: Bản thân startup phải tự sinh ra được lợi nhuận từ dịch vụ/sản phẩm của mình và nuôi được nhân sự. Không nên gọi vốn thời gian đầu, sẽ phụ thuộc vào nhà đầu tư và tạo ra thói quen đốt tiền. Vòng đời của startup chỉ có 3 năm, trong 3 năm phải đưa doanh nghiệp lên 1 triệu đô la. Sau 3 năm mà doanh nghiệp vẫn không phát triển được thì nên từ bỏ startup đó và lập startup mới để làm lại từ đầu.

Còn khởi nghiệp tức thời thì có thể làm ngay từ lúc sinh viên, cứ làm nhỏ, sau có kinh nghiệm sẽ phát triển lớn dần, nhưng chú ý đừng bị rơi vào hiện trạng ảo tưởng về sản phẩm hay dịch vụ của mình là số 1.

: Ngoài các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp KHCN nói chung, đối với doanh nghiệp KHCN mới khởi nghiệp, liệu có cần thêm các chính sách, biện pháp hỗ trợ đặc thù nào nữa không thưa ông?

Ông Trần Xuân Đích, Phó Cục trưởng Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ: 

Bên cạnh các nhóm giải quyết có tính tạm thời trong thời điểm dịch bệnh, các giải pháp cho thời kỳ sau dịch bệnh giúp các doanh nghiệp phục hồi kinh tế và có động lực phát triển cũng rất quan trọng. Để đón đầu xu hướng và các cơ hội mới sau dịch bệnh, các doanh nghiệp cần được hỗ trợ phát triển về các mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc cơ cấu bộ máy doanh nghiệp, xác định và nhận diện chính xác các hoạt động của nhu cầu thị trường…

Một là, tận dụng hiệu quả các nguồn lực hiện tại, tăng cường giải ngân công hỗ trợ doanh nghiệp tại Trung ương và địa phương. Lồng ghép, tái cơ cấu, triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo có hiệu quả. Thiết kế các gói hỗ trợ theo nhu cầu thực tiễn từ doanh nghiệp. Hình thành đầu mối hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại địa phương là các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trên cơ cở tận dụng cơ sở vật chất, tổ chức, con người có sẵn, hoạt động theo mô hình tổ hợp dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo.

Hai là, tăng cường chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ trong hỗ trợ doanh nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo và thủ tục hành chính. Số hóa và tăng cường ứng dụng CNTT trong xét duyệt hồ sơ, kiểm tra, đánh giá, giám sát các hoạt động triển khai hỗ trợ doanh nghiệp. Nghiên cứu, xây dựng và triển khai mô hình đánh giá các thành phần của hệ sinh thái trên cơ sở tương tác và phản hồi cộng đồng, đánh giá và công bố hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo địa phương.

Ba là, phát triển các nền tảng hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo. Khai thác và phát triển Cổng thông tin khởi nghiệp sáng tạo quốc gia, kết nối chặt chẽ với các Cổng thông tin, mạng lưới thông tin trên thế giới. Hình thành hệ thống các Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo cấp địa phương, vùng, quốc gia theo mô hình tổ hợp dịch vụ hỗ trợ, khai thác các nguồn lực có sẵn cho khởi nghiệp sáng tạo.

Bên cạnh đó, jình thành hệ thống cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp khoa học và công nghệ, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, khai thác để quảng bá, truyền thông cho doanh nghiệp KHCN; khởi nghiệp sáng tạo.

Bốn là, phát triển hệ sinh thái trọng tâm, trọng điểm, đi vào chiều sâu. Phát triển mạng lưới kết nối khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam, kết nối và điều phối các nguồn lực hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo tại các địa phương, thành phố. Hình thành các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo gắn kết chặt chẽ với các trường Đại học, viện nghiên cứu.

Phát triển hệ thống chuyên gia đào tạo, huấn luyện, cố vấn, hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, kết nối chặt chẽ và hiệu quả. Phát triển thị trường vốn cho khởi nghiệp sáng tạo, đặc biệt là mạng lưới nhà đầu tư thiên thần, các quỹ đầu tư mạo hiểm, các nguồn tài chính mới cho khởi nghiệp sáng tạo như gọi vốn cộng đồng, thị trường trao đổi vốn/cổ phần.

Năm là, hoàn thiện môi trường pháp lý hỗ trợ doanh nghiệp; khởi nghiệp sáng tạo. Đề xuất cơ chế cho phép có những gói hỗ trợ trực tiếp doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong trường hợp đột xuất (như Covid-19), theo mô hình Quỹ. Đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định pháp lý nhằm phát triển thị trường mới cho khởi nghiệp sáng tạo, bao gồm: khuyến khích thử nghiệm các mô hình mới trong các lĩnh vực, khuyến khích cơ quan nhà nước sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, khuyến khích doanh nghiệp lớn hình thành các quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, các chương trình ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Rà soát thực trạng và đề xuất giải pháp đột phá trong cơ chế quản lý hệ thống cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, cơ sở thử nghiệm, theo hướng trao quyền tự chủ cho các đơn vị cơ sở, khuyến khích tư nhân tham gia quản lý điều hành, hình thành một số khu thử nghiệm, cung cấp dịch vụ khoa học và công nghệ, thiết bị dùng chung hỗ trợ doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp tiềm năng trở thành doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

Bên cạnh đó, xây dựng Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong một số lĩnh vực ưu tiên trở thành doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong giai đoạn 2021-2030.

Ngọc Tú: Là một start-up trẻ, đã bao giờ anh và đồng nghiệp của mình gặp những thất bại chưa? Anh có lời khuyên gì cho các bạn trẻ khởi nghiệp lĩnh vực công nghệ, thông tin?

Ông Lê Anh Tiến, Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ Chatbot Việt Nam: 

Tiến cho rằng, khởi nghiệp là bắt buộc phải làm mọi việc ở mọi môi trường và mọi hoàn cảnh. Không có môi trường nào hoàn hảo để dễ dàng phát huy tố chất mà bản thân mỗi người phải tự sống được trong môi trường khắc nghiệt thì tố chất nó mới phát huy được, dẫn đến sinh tồn được.

Trong khởi nghiệp, khó khăn nhất vẫn là tìm đúng người, đúng thời điểm và đúng thị trường. Do đó, cần chấp nhận sự thất bại nhiều lần, nhưng quan trọng phải biết dừng đúng lúc tránh giảm nhiệt huyết cho các lần khởi nghiệp tiếp theo.

Hiện khởi nghiệp được chia làm hai trường phái, khởi nghiệp bền vững và khởi nghiệp tức thời. Trong đó, khởi nghiệp bền vững cần ba yếu tố: Bản thân startup phải tự sinh ra được lợi nhuận từ dịch vụ/sản phẩm của mình và nuôi được nhân sự. Không nên gọi vốn thời gian đầu, sẽ phụ thuộc vào nhà đầu tư và tạo ra thói quen đốt tiền. Vòng đời của startup chỉ có 3 năm, trong 3 năm phải đưa doanh nghiệp lên 1 triệu $. Sau 3 năm mà doanh nghiệp vẫn không phát triển được thì nên từ bỏ startup đó và lập startup mới để làm lại từ đầu.

Còn khởi nghiệp tức thời thì có thể làm ngay từ lúc sinh viên, cứ làm nhỏ, sau có kinh nghiệm sẽ phát triển lớn dần, nhưng chú ý đừng bị rơi vào hiện trạng ảo tưởng về sản phẩm hay dịch vụ của mình là số 1.

Xuân Phương: Ông đánh giá như thế nào về việc ứng dụng công nghệ trong các doanh nghiệp Việt hiện nay?

Ông Lưu Hải Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Công nghệ mới Nhật Hải: 

Rất cảm ơn câu hỏi của bạn, nhưng theo đánh giá của tôi thì đầu tư vào KHCN của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay rất kém. Cụ thể là con số các doanh nghiệp KHCN Việt Nam hiện nay chưa đến 500 trên tổng số hơn khoảng hơn 700.000 doanh nghiệp, trong khi đó tỷ lệ đầu tư cho KHCN trên GDP ở Việt Nam chỉ có khoảng 0,6% và đầu tư cho R&D ( nghiên cứu và phát triển) tại Việt Nam rất rủi ro. 

Sự liên kết về R&D giữa các Viện, trường đại học với doanh nghiệp KHCN rất ít vì chưa có tiếng nói chung về phân chia lợi nhuận và rủi ro.

Hồng Anh: Cá nhân ông có thể chia sẻ một vài kỷ niệm của mình trong quá trình xây dựng, phát triển công ty Nhật Hải?

Ông Lưu Hải Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Công nghệ mới Nhật Hải: 

Cảm ơn bạn về câu hỏi liên quan đến nỗi niềm của doanh nghiệp KHCN. Trong sự nghiệp nghiên cứu KHCN của tôi có rất nhiều kỷ niệm. Kỷ niệm đầu tiên và cũng là kỷ niệm ấn tượng nhất của tôi là nhận bằng sáng chế đầu tiên trong đời vào ngày 13.10.2016 cho bằng độc quyền sáng chế số 16095 cho "quy trình  điều chế hệ vi nhũ tương Nano Curcumin" do Cục Sở hữu trí tuệ của Bộ KHCN cấp. Đây là bệ phóng để OIC cũng như cá nhân tôi có động lực nghiên cứu chế tạo ra các sản phẩm khác và đăng ký tiếp  26 sáng chế cho đến hôm nay.

Kỷ niệm đáng nhớ thứ hai của tôi là khi tiếp các lãnh đạo của một doanh nghiệp Nhật Bản sang Việt Nam làm việc với Công ty chúng tôi về sự hợp tác chế tạo Nano Lutein OIC có thể giúp chống thoái hóa điểm vàng. Trong buổi họp, họ có đề xuất OIC nghiên cứu chế tạo Nano Gamma Orizanol từ dầu dấm gạo lức mà phía Nhật Bản đã đầu tư nghiên cứu hơn 3 năm không thành công. Chỉ sau 6 tháng với sự hợp tác tích cự từ phía Nhật Bản, chúng tôi đã thành công với sản phẩm Nano Megumi OIC từ hoạt chất Gamma Orizanol có thể giúp đỡ cho những bệnh nhân bị tiểu đường. Ý nghĩa đầu tiên của việc sản xuất ra sản phẩm này là sự hợp tác quốc tế đem lại sự thành công ngoài mong đợi về khoa học công nghệ cho cả hai phía Nhật Bản và Việt Nam. Ý nghĩa thứ hai của việc ra đời Nano Megumi OIC từ hoạt chất Gamma Orizanol như một lời cám ơn các đối tác Nhật Bản và tưởng nhớ một người bạn từ cấp 1 của tôi đã mất vì bệnh tiểu đường.

Thu Hiền: Là công ty đầu tiên tại Việt Nam chuyên về sản xuất các sản phẩm công nghệ nano chất lượng cao, khởi nguồn cho các sản phẩm công nghệ nano trong các lĩnh vực khác, ông nghĩ sao khi tâm lý người Việt ưa chuộng sản phẩm ngoại hơn khi hàng nội cũng không thua kém gì hàng ngoại?

Ông Lưu Hải Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Công nghệ mới Nhật Hải: 

Đúng là lâu nay tâm lý của người Việt mình luôn muốn mua sản phẩm ngoại cho yên tâm. Song thực tế không phải vậy, bởi có không ít các sản phẩm trong nước như sản phẩm Nano của Công ty OIC thì chất lượng sản phẩm không hề thua kém so với các sản phẩm ngoại. Cụ thể sản phẩm Liquid Nano Curcumin OIC: hỗ trợ điều trị, giảm các triệu chứng viêm loét dạ dày, hành tá tràng. Hỗ trợ làm lành vết thương, làm đẹp da; Nano Silymarin OIC: Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan, tăng cường chức năng gan; Nano Rutin OIC: Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, suy giãn tĩnh mạch, huyết áp, phòng ngừa đột quỵ; Nano Lutein OIC: Hỗ trợ giảm thoái hóa điểm vàng ở người già, tăng cường thị lực. Dùng cho người làm việc nhiều với máy tính, suy giảm thị lực; Nano Ginkgo Biloba OIC: Hỗ trợ điều trị thiểu năng tuần hoàn não, rối loạn tiền đình, phòng ngừa tai biến mạch máu não do tắc mạch; Nano Resveratrol OIC: Hỗ trợ giảm Cholesterol máu, giúp giảm huyết áp. Hỗ trợ tăng cường khả năng chống oxy hóa, giúp nâng cao sức đề kháng; Nano Icariin OIC: Bổ thận, tăng cường sinh lý nam giới, hỗ trợ điều trị chứng xuất tinh sớm; Nano Isoflavone OIC: Giúp cân bằng nội tiết tố nữ, giảm thiểu các triệu chứng của kỳ mãn kinh như bốc hỏa, giảm mỡ bụng, giảm cholesterol, ngăn ngừa nguy cơ ung thư buồng trứng, ung thư vú; Nano Megumi OIC: Hỗ trợ giảm đường huyết, giúp giảm nguy cơ biến chứng do đái tháo đường. Dùng cho người tiêu đường; Nano Sexamin OIC: Giúp giảm hấp thu chất béo, hỗ trợ tăng cường chuyển hóa mỡ, giúp giảm mỡ máu. Hỗ trợ giảm béo; Nano Fucolive: Hỗ trợ tăng cường khả năng chống oxy hóa, giảm tác hại của quá trình oxy hóa. Dùng cho người đang trong quá trình hóa trị, xạ trị; Nano GCM: Giúp bổ sung dưỡng chất cho khớp, hỗ trợ làm trơn ổ khớp, giúp khớp vận động linh hoạt, giảm đau mỏi khớp. Hỗ trợ tăng khả năng hồi phục khớp, giúp giảm nguy cơ thoái hóa khớp; Nano Taxifolin OIC: Hỗ trợ tăng cường khả năng chống oxy hóa, tăng cường sức đề kháng, hạn chế tác hại của quá trình oxy hóa...

Hi vọng với những sản phẩm Nano chất lượng như nêu trên, trong tương lai không xa, các sản phẩm Việt sẽ được người tiêu dùng Việt lựa chọn, khi đó chắc chắn sẽ thay đổi tâm lý “ xính ngoại” khi lựa chọn sản phẩm.

Nguyễn Sơn: Ông có thể chia sẻ một vài dự định của mình cũng như của Công ty mình trong tương lai?

Ông Lưu Hải Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Công nghệ mới Nhật Hải: 

Chúng tôi dự định đến năm 2025 thì chúng tôi có số lượng bằng sáng chế về công nghệ Nano hóa dược gấp đôi hiện nay. Cụ thể là 50 bằng sáng chế. Ngoài lĩnh vực ứng dụng vào thực phẩm chức năng, chúng tôi sẽ đưa những sản phẩm sang lĩnh vực chế phẩm nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi có thể phòng bệnh, chữa bệnh cho thủy hải sản hoặc vật nuôi.

Còn về cá nhân, thời gian tới sẽ tiếp tục trau dồi kiến thức và thực hiện theo chỉ dẫn của Lê Nin là “ Học. Học nữa. Học mãi”. Mục đích mang lại những sản phẩm tốt nhất, hiệu quả nhất, tác dụng phụ ít nhất, giá hợp lý nhất mà tất cả những người Việt Nam đều có điều kiện để sử dụng. Ngoài ra, các sản phẩm Nano OIC sẽ được xuất khẩu ra thị trường của thế giới để khẳng định trí tuệ Việt trong thời đại Cách mạng Công nghiệp 4.0.

Trong Trung: Em là một độc giả đang học trong lĩnh vực công nghệ thông tin và cũng rất hâm mộ dự án của anh. Anh có thể cho em và những bạn trẻ đang theo đuổi lĩnh vực công nghệ thông tin một vài lời khuyên khi bắt tay vào lĩnh vực đầy đam mê và thử thách này?

Ông Lê Anh Tiến, Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ Chatbot Việt Nam: 

Lĩnh vực công nghệ là một lĩnh vực đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại, không lùi bước trươc khó khăn. Để bắt tay vào lĩnh vực này bắt buộc bạn phải bỏ ra rất nhiều thời gian cho nó, có thể hơn 8h một ngày chỉ để học các thao tác, những câu lệnh đơn giản. Đặc biệt phải luôn trau dồi kiến thức toán học đó là cơ sở để phát triển được tư duy tiếp cận các công nghệ lập trình mới. 

Thường xuyên tham gia tạo ra các dự án từ nhỏ tới lớn để trình độ của mình được nâng cấp hàng ngày cũng như kiểm chứng được năng lực của mình thông qua các dự án.

Và cuối cùng: "kỳ tích là tên gọi khác của sự nỗ lực" - khi bạn nỗ lực càng nhiều thì bạn sẽ hái được quả.

Cuộc đời có 3 mùa: mùa học, mùa gieo và mùa gặt. Vấn đề của nhiều người là họ kết thúc mùa học quá sớm, để rồi đến mùa gieo lại không làm hiệu quả, cuối cùng là chẳng thu được gì khi đến mùa gặt. Chúng ta nên hiểu rằng cần phải luôn kéo dài mùa học của mình, thậm chí khi đến mùa gieo cũng cần dành thời gian để học. Và cũng không cần quá bận tâm mình sẽ nhận được gì ở mùa gặt, bởi khi mọi người học tốt và gieo tốt, chắc chắn những gì mình nhận về sẽ là hoa thơm trái ngọt.

“Tôi có đang trong mùa học của mình chứ? Tôi có đang làm việc hiệu quả ở mùa gieo?Đây chính là 2 câu hỏi chúng ta phải luôn đặt cho chính bản thân mình khi cảm thấy bản thân bị xao nhãng hoặc khi đạt được một thành tựu mới. Anh khuyến khích em nên đặt 2 câu hỏi này cho chính bản thân mình và nghiêm túc trả lời nó, từ đó sẽ giúp em định hướng tốt hơn, đi chậm hơn 1 chút, chắc chắn hơn 1 chút, để không bao giờ phải rơi vào tình trạng “nhanh một vài năm, chậm một đời”.

Nguyễn Trần Hải Hòa: Thưa ông Lưu Hải Minh, được biết Liquid Nano Curcumin là một sản phẩm được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Công nghệ mới Nhật Hải. Ông có thể chia sẻ thêm về sản phẩm này?

Ông Lưu Hải Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Công nghệ mới Nhật Hải: 

Liquid Nano Curcumin là sản phẩm được chứng nhận doanh nghiệp KHCN đầu tiên của OIC. Đây là một điều tự hào của Công ty chúng tôi, bởi sản phẩm này được nghiên cứu bởi Trung tâm R&D OIC từ năm 2009 đến năm 2016, và hiện nay cũng là sản phẩm đang đem lại doanh thu tốt. Sở dĩ sản phẩm này được thị trường đón nhận bởi tính năng vượt trội của nó. Cụ thể như sau: dạng dung dịch các hạt Nano trong sản phẩm đạt từ 15-35 nm ( nano mét) phân bố hình cầu đều trong dung dịch. Thời gian sử dụng lên đến 6 năm được thử nghiệm trên máy lão hóa đã được cấp phép lưu hành bởi Cục An toàn thực phẩm ( Bộ Y tế) từ năm 2016 và được cấp lại lưu hành vào năm 2020. Đặc biệt, sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền đạt chuẩn ISO 9001:2008 và GMP. Hiện nay sản phẩm đang được bán trên Amazon, Alibaba và có thêm một bộ mã mới đóng viên nang mềm, rất tiện lợi cho người sử dụng, có thể mang đi xa.

Ngoài các sản phẩm là thành phẩm thì OIC còn cung cấp Nano Curcumin OIC dưới dạng nguyên liệu xuất khẩu đi nước ngoài để các đối tác có thể đưa vào các hệ thực phẩm chức năng hoặc mỹ phẩm.

Anh Tiến: Ngoài phát triển chatbot, anh có dự định gì cho tương lai?

Ông Lê Anh Tiến, Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ Chatbot Việt Nam: 

Bot Bán Hàng hướng tới trở thành nền tảng nhắn tin chuyên nghiệp cho Doanh nghiệp và nhà kinh doanh tại Đông Nam Á thông qua các nền tảng OTT (Messenger, Zalo, Whatsapp...). Xây dựng & Chuyển đổi khách hàng tiềm năng, tạo hành trình khách hàng dựa trên tin nhắn và tương tác của khách hàng. Hỗ trợ khách hàng nhanh chóng, chuyên nghiệp với quy mô doanh nghiệp được tối ưu nhất. Tối đa hóa tương tác khách hàng, gia tăng doanh thu và trải nghiệm khách hàng, giúp doanh nghiệp và nhà kinh doanh tăng trưởng doanh thu, khách hàng và tối ưu giao tiếp nội bộ.

Năm 2020 Bot Bán Hàng là sẽ tích hợp các nền tảng: thanh toán và tài chính, CRM & ERP, Omnichannel, Automation về Marketing, Sales, phân tích data, và các nền tảng giao tiếp khác: SMS, Mail. Call Center với mục tiêu giúp khách hàng quản lý dữ liệu một cách dễ dàng và cung cấp các số liệu thống kê chi tiết. Đặc biệt, tích hợp công nghệ AR để mang lại trải nghiệm độc đáo cho người dùng.

Chúng tôi không ngừng đổi mới sản phẩm, cải tiến công nghệ và phương pháp quản lý để biến Bot Bán Hàng trở thành “Siêu nền tảng”,  đưa Chatbot Vietnam trở thành một công ty công nghệ hàng đầu tại Việt Nam và được xếp hạng cao trên thế giới.

Ảnh Duy Thông