Luật đấu giá tài sản năm 2016:

Quy định chặt chẽ điều kiện chọn doanh nghiệp tham gia đấu thầu

- Thứ Năm, 20/01/2022, 08:22 - Chia sẻ
Khi doanh nghiệp tham gia đấu thầu đất, trả thầu cao ngất ngưởng rồi trúng thầu rồi bỏ thầu chịu mất cọc, doanh nghiệp tính toán được mất gì và tác động tiêu cực như thế nào đến thị trường bất động sản. Để tránh lặp lại vụ việc tương tự diễn ra, PGS. TS. Chuyên gia kinh tế, Đinh Trọng Thịnh cho rằng, cần có những quy định chặt chẽ hơn trong việc chọn doanh nghiệp tham gia đấu giá.

- Thưa ông, đấu giá đất là quy định tiến bộ, công khai, bình đẳng nhằm thu được nguồn lực tối ưu cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, kết quả đấu giá đất ở Thủ Thiêm nhiều ý kiến cho là bất thường. Vậy bất thường đó ở đâu ?

Việc đấu giá là sự tiến bộ, vừa bảo đảm yếu tố thị trường, vừa bảo đảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước và bảo đảm sự cạnh tranh công bằng giữa các chủ thể trong nền kinh tế quốc dân khi mà thực hiện đấu giá đất đại. Tuy nhiên, qua việc đấu giá ở Thủ Thiêm chúng ta thấy có mấy vấn đề: một là giữa giá định và giá kết thúc cách nhau quá xa. Hai việc đấu giá đó nó có vấn đề, ở đây rõ ràng với mức giá như thế, chúng ta thấy tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế không ai có thể xây dựng hay kinh doanh hiệu quả từ cái giá 1m2 vuông đất đến hơn 2,4 tỷ đồng. Cái giá đó là cái giá rất đắt so với tất cả các đô thị. Rõ ràng nó là cái quá bất thường đối với một vụ đấu giá.

 

- Trúng đấu giá lô đất  vơi mức giá cao ngất  hơn 2,4 tỷ/m2  nhưng sau thời gian ngắn lại đơn phương chấm dứt hợp đồng, điều này tác động thế nào đến quy định đấu thầu và thị trường đất đai?

Trước hết, chúng ta thấy rằng việc mà Tân Hoàng Minh bỏ cọc và không thực hiện cái nghĩa vụ khi mà đấu thầu thì nó cũng là bình thường nằm trong quy định của Luật đấu giá. Nếu như anh đã đấu thầu, đặt cọc mà anh không thực thi thì anh sẽ mất cái cọc đó trong thời gian quy định. Bởi vì trong quy định đó là sau 5 ngày phải có ký kết hợp đồng thực hiện việc đấu thầu và kết quả đấu thầu, để khẳng định kết quả đó. Điều thứ hai, sau 30 ngày anh phải nộp ít nhất 50% và sau tổng thể 90 ngày kể từ sau đấu giá thì phải thanh toán toàn bộ cái giá trị theo hợp đồng đấu thầu. Như vậy, Tân Hoàng Minh đã thực hiện theo đúng Luật đấu thầu. Họ đã ký kết sau 5 ngày và họ đến gần ngày thứ 30 thì họ đã ra tuyên bố là bỏ thầu và chịu mất cọc. Như vậy là đúng với Luật và không có vấn đề gì ghê gớm. Nhưng cái sự không bình thường nó lại ở chỗ khác.

- Theo quy định các cơ quan chức năng sẽ giải quyết việc này như thế nào thưa ông? Việc này có được công khai không ?

Thứ nhất chúng ta thấy về mặt quy định của Luật pháp thì việc này sẽ được xử lý công khai. Nếu theo quy định của Luật pháp thì khi bên thắng thầu tuyên bố không thực hiện cái hợp đồng đó nữa thì có nghĩa là họ sẽ bị mất cái số tiền đặt cọc mà họ đã thanh toán và điều này sẽ được công khai trên tất cả. Bởi vì về nguyên tắc thì người thứ hai trong cuộc đấu thầu đó nếu vẫn có nguyện vọng thì họ có thể được hưởng quyền được mua cái hợp đồng đó, được thực hiện hợp đồng đó. Nếu không, cơ quan mà đấu thầu có thể tổ chức đấu thầu lại một cách công khai, minh bạch và như vậy phù hợp với luật pháp.

- Theo ý kiến chuyên gia cho rằng, Luật Đấu giá tài sản năm 2016 đã bộc lộ những bất cập, Doanh nghiệp dễ liên kết lợi dụng thao túng giá và có thể cũng chia sẻ thiệt hại khi bỏ cọc, ông nghĩ sao về vấn đề này?

Việc này nó làm cho chúng ta nhìn thấy Luật đấu thầu năm 2016 có những kẽ hở. Một, có thể nói về thời gian thực hiện của việc nộp tiền của hợp đồng sau khi đã thắng thầu, có thể nó còn quá dài và chúng ta phải xem xét lại thời gian này. Thứ hai, việc mà chúng ta đưa ra tỷ lệ đặt cọc có thể nó còn quá thấp. Vì thế cho nên các doanh nghiệp hoặc là một doanh nghiệp họ có thể có những lợi ích mà họ có thể liên kết với nhau và thậm chí họ sẵn sàng bỏ cọc. Rõ ràng, ở đây họ đã có những chuẩn bị như đã thâu tóm những mảnh đất xung quanh đó rất lớn, khi mà họ đấu thầu với mảnh đất nào đó nhỏ thôi, rất cao thì lập tức nó đẩy giá lên và họ có thể bán những mảnh đất ở xung quoanh đó để họ thu lời và việc bỏ cọc đó họ chỉ mất một lượng nhỏ thôi so với lợi ích mà họ thu lại được. Thứ ba, họ có thể có cái cạnh tranh một cách không minh bạch với đối thủ của họ trong cùng ngành nghề, ở đó họ cố tình đặt cọc giá rất cao để đối thủ của họ không thể nào thắng thầu. Từ đó, đối thủ của họ bị chớn và quay sang hướng khác, như vậy thì họ thắng được đối thủ ít nhất trong chuyện nào đó. Cũng có thể họ đẩy giá đấu thầu lên rất cao để từ đó họ đẩy giá của các bất động sản hoặc của tài sản mà họ sẽ đưa ra là tài sản đảm bảo để vay vốn ở ngân hàng hay là phát hành trái phiếu trên thị trường. Như vậy, rõ ràng lợi ích của họ sẽ lớn hơn nhiều với với tiền đặt cọc mà họ mất đi. Vì thế đã đến lúc chúng ta cần phải xem xét lại việc quy định trong các Luật đấu thầu cũng như các Luật dân sự khác cho phù hợp với điều kiện mới.

- Luật đấu giá tài sản năm 2016, cần sửa đổi những gì để vừa ngăn chặn, vừa hạn chế các hành vi trục lợi và tiêu cực trong hoạt động đấu giá diễn ra, thưa ông?

Luật đấu thầu 2016 cần phải thay đổi. Thứ nhất, sau thời hạn 5 ngày kỹ hợp đồng, có thể để thời gian ngắn hơn mà anh phải nộp một số tiền nhất định tương đối lớn hơn. Như vậy sẽ đỡ chuyện đặt cọc một cách bừa bãi, anh có một lượng tiền bỏ ra chứ không phải là mật một lượng tiền đặt cọc không.

 Thứ hai, việc đặt cọc phải xem xét lại tỷ lệ đặt cọc có thể lớn hơn, ví dụ như 50% chẳng hạn. nâng tỷ lệ đặt cọc lên thì doanh nghiệp nhỏ, năng lực tài chính yếu thì có thể nó sẽ khó khăn thì cũng cần xem sét. Nhưng theo tôi cũng cần nâng mức đặt cọc lên.

Thứ ba, chúng ta phải xem xét những doanh nghiệp, những cá nhân đã thắng thầu mà bỏ thầu thì cần phải ghi vào lịch sử và phải tính điểm trừ trong các lần đấu thầu tiếp theo. Hoặc nếu như bỏ thầu đến lần thứ hai thì có thể quy định trong luật không cho phép những doanh nghiệp đó được thầu nữa. Có như vậy việc đấu thầu nó mới nghiêm túc và nó mới thực tế. Điều quan trọng đó là việc chúng ta phải thẩm định định năng lực tài chính của những chủ thể tham gia đấu thầu, để không thể anh có vốn tự có 800 tỷ mà anh đấu thầu đủ một dự án hàng Chục ngàn tỷ. Như vậy anh sẽ phải sử dụng một nguồn huy động rất lớn, ồ ạt để đáp ứng nhu cầu, rõ rằng không tương xứng với năng lực tài chính thì anh cũng không được phép tham gia đấu thầu ở những dự án quá lớn so với năng lực tài chính.

Việc thẩm định năng lực tài chính tôi cho rằng trong những năm qua chúng ta chưa đặt đúng trọng tâm và yêu cầu đối với Luật đấu thầu nên khả năng thực thi nó sẽ thấp. Ngoài ra, việc kiểm tra giám sát cũng như việc xem xét quản lý công tác đấu thầu cũng cần được thắt chặt hơn ở các bước của quy trình để tránh việc thông thầu cũng như việc móc ngoặc bắt tay nhau trong quá trình đấu thầu các dự án.

Hiện quy định của Luật Đấu giá tài sản nói chung đang bao trùm luôn việc đấu giá tài sản là quyền sử dụng đất. Các chuyên gia kiến nghị, Chính Phủ cũng nên có những quy định riêng, đối với đấu giá loại hình tài sản đặc biệt này, bởi đấu giá quyền sử dụng đất không chỉ là chọn ra những nhà đầu tư có tiềm lực tài chính, mà còn có tiềm lực triển khai các dự án, góp phần xây dựng phát triển bộ mặt đô thị sau này.

Content...

 

Nhật Khánh