Chương trình và sách giáo khoa mới cơ bản bám sát mục tiêu giáo dục

- Thứ Sáu, 24/07/2020, 18:02 - Chia sẻ
Sáng 24.7, tại Hà Nội, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng tổ chức tọa đàm tham vấn chuyên gia về tình hình thực hiện Nghị quyết số 88 và Nghị quyết số 51 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Phan Thanh Bình chủ trì tọa đàm.
Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình chủ trì tọa đàm

Theo GS. VS. Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng: Mấy năm qua, việc chuẩn bị chương trình, SGK giáo dục phổ thông mới theo Nghị quyết của Quốc hội đã được đông đảo đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, học sinh, các bậc phụ huynh và toàn xã hội quan tâm, hưởng ứng đóng góp. Đến nay, chương trình giáo dục phổ thông mới, bao gồm chương trình tổng thể và các chương trình môn học, và 5 bộ SGK lớp 1 đã được biên soạn, thẩm định và ban hành, về cơ bản đã đáp ứng các yêu cầu nêu trong Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội. Nội dung chương trình và SGK đã bám sát mục tiêu giáo dục là phát triển phẩm chất, năng lực người học, vận dụng sáng tạo phương pháp dạy học tiên tiến, hiện đại, phù hợp với năng lực đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất kỹ thuật nhà trường và khả năng học tập của đông đảo học sinh, chương trình, SGK mới được tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành một cách bài bản, có tính khoa học, dân chủ, chặt chẽ và hợp lý.

Theo GS. VS. Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng: Mấy năm qua, việc chuẩn bị chương trình, SGK giáo dục phổ thông mới theo Nghị quyết của Quốc hội đã được đông đảo đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, học sinh, các bậc phụ huynh và toàn xã hội quan tâm, hưởng ứng đóng góp. Đến nay, chương trình giáo dục phổ thông mới, bao gồm chương trình tổng thể và các chương trình môn học, và 5 bộ SGK lớp 1 đã được biên soạn, thẩm định và ban hành, về cơ bản đã đáp ứng các yêu cầu nêu trong Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội.
Theo GS. VS. Đào Trọng Thi, chương trình và 5 bộ SGK lớp 1 đã được biên soạn, thẩm định và ban hành, về cơ bản đã đáp ứng các yêu cầu nêu trong Nghị quyết 88 của Quốc hội.

Còn theo PGS. TS. Chu Hồng Thanh, Giảng viên cao cấp Khoa Luật, ĐHQG Hà Nội: Việc ban hành Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 là kịp thời và đúng đắn. Đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông là việc làm có ý nghĩa rất quan trọng và rất cần thiết, thậm chí cần luôn đặt ra yêu cầu đổi mới để cập nhật nội dung, bảo đảm chương trình và SGK luôn thể hiện tính tiên tiến, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ và sự biến đổi nhanh chóng của xã hội hiện đại. Tuy nhiên, đổi mới chương trình và SGK giáo dục phổ thông không phải là toàn bộ và cũng không phải là yếu tố duy nhất, quyết định nhất. Yếu tố trung tâm có ý nghĩa quyết định nhất vẫn là con người, trong nhà trường đó là quan hệ tương tác giữa thầy và trò. Vì vậy, đồng thời với việc đổi mới chương trình, nội dung và SGK giáo dục phổ thông thì ngay lập tức và việc ưu tiên hàng đầu là phải chăm sóc và có chính sách hợp lý để có đội ngũ nhà giáo có chất lượng, được tôn vinh, phải tạo điều kiện tốt nhất để nhà giáo phát huy vai trò và quyền lao động trí tuệ của mình. Bên cạnh đó, thực hiện chương trình, SGK mới chỉ có thể thành công trong một môi trường giáo dục thực sự phản ánh yêu cầu và đặc điểm của chính giáo dục và phát triển giáo dục phổ thông...

PGS. TS. Chu Hồng Thanh cho rằng: cần luôn đặt ra yêu cầu đổi mới để cập nhật nội dung, bảo đảm chương trình và SGK luôn thể hiện tính tiên tiến, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ và sự biến đổi nhanh chóng của xã hội hiện đại.
PGS. TS. Chu Hồng Thanh cho rằng, cần luôn đặt ra yêu cầu đổi mới, cập nhật nội dung chương trình, SGK 

Nhiều chuyên gia cũng chia sẻ về chủ trương xã hội hóa việc biên soạn SGK và có nhiều ý kiến nhìn nhận về việc Bộ Giáo dục và Đào tạo không tổ chức biên soạn một bộ SGK giáo dục phổ thông mới; phương thức tổ chức lựa chọn SGK ở địa phương và các cơ sở giáo dục phổ thông; vấn đề trợ giá và hỗ trợ SGK cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn; bổ sung tăng cường giáo viên và cơ sở vật chất trường học ở những địa bàn khó khăn; tính mở của chương trình giáo dục phổ thông mới...

Nhiều chuyên gia chia sẻ về tính mở của chương trình giáo dục phổ thông mới
Nhiều chuyên gia chia sẻ về tính mở của chương trình giáo dục phổ thông mới

Ghi nhận các ý kiến tại tọa đàm, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình cho rằng, 3 điểm nghẽn tăng trưởng của Việt Nam được chỉ ra là: nguồn nhân lực, cơ chế và hạ tầng, trong đó nguồn nhân lực đóng vai trò then chốt. Vì vậy, Nghị quyết 88 đi vào điểm căn bản là từ giáo dục phổ thông, giai đoạn nền tảng để đào tạo được những công dân có năng lực, kiến thức, tư duy độc lập và sáng tạo trong thời gian tới... Đến nay, sau 7 năm chuẩn bị, ngành giáo dục cần thực hiện tốt Nghị quyết 88, nhằm chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế đất nước trong giai đoạn tới.

Ngọc Phương