Các cấp của Hội Nông dân xây dựng mô hình quản lý chất thải rắn

- Thứ Năm, 20/08/2020, 17:01 - Chia sẻ
Thời gian qua, Hội Nông dân Việt Nam đã hỗ trợ các tỉnh, thành Hội xây dựng các mô hình điểm phù hợp với điều kiện của địa phương, đáp ứng nhu cầu của người dân, đem lại hiệu quả cao, thành lập các tổ Hội Nông dân tự quản vệ sinh môi trường, đưa việc thu gom và xử lý rác thải thành nề nếp.
Hội viên Hội Nông dân đã tích cực thu gom và xử lý chất thải rắn
Hội viên Hội Nông dân đã tích cực tham gia thu gom và xử lý chất thải rắn

Tiêu biểu trong hoạt động thu gom và xử lý rác thải là các mô hình tại xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận; mô hình tại xã Hải Nam, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định; mô hình tại xã Xuân Mai, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn; mô hình tại xã Vĩnh Hưng, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế… Sau khi được tập huấn Hội Nông dân huyện đã sáng tạo và thiết kế lò xử lý rác hữu cơ thành phân bón.

Cùng với đó làm mô hình “Xử lý nước thải làng nghề” nổi bật như các tỉnh Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Hà Nội, Bắc Ninh. Mô hình “Hầm khí sinh học liên hoàn”, mô hình “Sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi giảm thiểu ô nhiễm môi trường”  góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hạn chế ô nhiễm nguồn nước, cung cấp nhiên liệu phục vụ sinh hoạt như Vĩnh Phúc, Hà Nội, Quảng Ninh… Hội Nông dân cũng đã tích cực vận động hội viên, nông dân  thành lập các chi, tổ Hội Nông dân tự quản thu gom rác thải sinh hoạt khu dân cư trên địa bàn nông thôn. Nhiều mô hình được UBND tỉnh đánh giá cao và giao cho sở tài nguyên môi trường tiếp tục phối hợp với Hội Nông dân tỉnh để nhân rộng và ứng dụng

Nhiều nơi xây dựng thành công mô hình 3 công trình vệ sinh điển hình như mô hình Hội Nông dân tham gia cải thiện điều kiện vệ sinh và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông thôn trong xây dựng nông thôn mới; mô hình “Xây dựng nhà tiêu hai ngăn hợp vệ sinh và bể chứa nước sạch”; mô hình Di dời chuồng trại ra xa nhà ở, bảo vệ môi trường.

Tại các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Điện Biên, Cao Bằng, Bắc Kạn… các cấp hội tích cực tuyên truyền vận động nông dân bỏ tập quán lạc hậu, không có nhà vệ sinh gây ô nhiễm môi trường, phát sinh dịch bệnh, Trung ương Hội Nông dân đã hỗ trợ kinh phí, tuyên truyền vận động hội viên, nông dân trong xã xây dựng 100 nhà tiêu hợp vệ sinh, sau đó nhân rộng mô hình, để cả xã có 80% số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh và phấn đấu  đến 2025 không còn nuôi gia súc, gia cầm dưới gầm sàn nhà.

Gắn với các mô hình với các câu lạc bộ, các chi, tổ hội tự quản về môi trường, thu gom rác thải đã góp phần làm cho môi trường nông thôn trong sạch, hạn chế được dịch bệnh, đem lại lợi ích kinh tế thiết thực được người dân hưởng ứng đã góp phần giữ gìn môi trường trong sạch.

Bảo Ngân